Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng: Thể chế là điều kiện tiên quyết, đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng

"Bộ ba" khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Khoa học, công nghệ là nền tảng, tạo ra tri thức, công cụ. Khoa học là nghiên cứu cơ bản tạo ra tri thức mới. Công nghệ là phát triển công cụ dựa trên tri thức mới. Đổi mới sáng tạo là động lực, chuyển hóa tri thức, công cụ thành ý tưởng, giải pháp. Chuyển đổi số tạo ra môi trường và công cụ để đẩy nhanh việc hiện thực hóa ý tưởng, giải pháp thành sản phẩm, dịch vụ và phổ cập, tạo ra những giá trị thiết thực để phát triển kinh tế - xã hội. "Bộ ba" này phải đi cùng nhau trong một hệ sinh thái và lần đầu tiên đi cùng nhau trong một Nghị quyết (Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia - PV). Với nước ta, bộ ba này là điều kiện tiên quyết, là thời cơ để nước ta giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 57- NQ/TW đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 22.12.2024. Đây là Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng về đột phá phát triển phát triển khoa học, công nghệ, đổi sáng tạo và chuyển đổi số, với nhiều quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp lớn có tính cách mạng.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cần có những giải pháp đột phá mang tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực chính, nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất; tạo ra liên kết của bộ ba: Nhà nước - Viện/trường - Doanh nghiệp. Trong công cuộc này, thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược cũng là những nội dung trọng tâm, cốt lõi.

Trong đó, thể chế là điều kiện tiên quyết, đi trước một bước, theo kịp và kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Bảo đảm nhân lực trình độ cao, có cơ chế, chính sách đặc biệt cho nhân tài. Phát triển hạ tầng số, công nghệ số hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí. Dữ liệu là tư liệu sản xuất chính, phát triển cơ sở dữ liệu, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu. Tập trung vào công nghệ chiến lược để giải quyết các bài toán chiến lược, tạo ra nền tảng và sự phát triển đột phá cho các ngành khác.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng: Với việc xây dựng mô hình Quốc hội số, Quốc hội sẽ trở thành cơ quan lập pháp thông minh

Trong thực hiện chuyển đổi số của Quốc hội, cần cách tiếp cận bài bản, khoa học, chuyên nghiệp, có chiều sâu. Trong đó, yếu tố quan trọng là quyết tâm cao của người đứng đầu Quốc hội trong xây dựng Quốc hội số thông qua việc ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch về chuyển đổi số; chủ động lựa chọn các đơn vị để xây dựng và triển khai Đề án, khung kiến trúc Quốc hội số. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội đã chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng Đề án chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030 và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 3 này.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng

Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, trong quá trình đồng hành cùng Văn phòng Quốc hội trong xây dựng và phát triển Quốc hội số, Tập đoàn đang triển khai thí điểm một số hệ thống theo phương thức "vừa làm, vừa sử dụng, vừa điều chỉnh, vừa nâng cấp" như: nền tảng quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp; hệ thống quản lý ý kiến cử tri và khiếu nại, tố cáo; hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức... Đồng thời, thay đổi nhận thức, tư duy, gắn trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, thể hiện vai trò hạt nhân để lan tỏa "văn hóa số" tới từng công chức, viên chức.

Với việc xây dựng mô hình Quốc hội số, Quốc hội sẽ trở thành một cơ quan lập pháp thông minh, ứng dụng công nghệ số toàn diện, tạo môi trường làm việc số cho các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng như tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động của Quốc hội, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Cụ thể, 6 trụ cột trong chuyển đổi số Quốc hội gồm: Thứ nhất, trong công tác lập pháp, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật dựa trên dữ liệu và khoa học; thứ hai, trong công tác giám sát, sử dụng AI, dữ liệu lớn để theo dõi, phân tích việc thực thi chính sách; thứ ba, trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tích hợp hệ thống phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định dựa trên bằng chứng; thứ tư, trong hoạt động đối ngoại, quản lý việc tham gia điều ước quốc tế liên quan, tham gia các tổ chức quốc tế và hỗ trợ các hoạt động đối ngoại thường xuyên của Quốc hội; thứ năm, ứng dụng công nghệ phục vụ công tác hỗ trợ, quản lý hồ sơ, đào tạo nâng cao năng lực... của các đại biểu Quốc hội; thứ sáu, tích hợp công nghệ trong việc thu thập, rà soát thông tin dư luận, xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân.

Giám đốc điều hành GenAI Fund Laura Nguyễn: Tăng cường hợp tác với các Startup AI để tăng tốc áp dụng AI trong Quốc hội

Việt Nam đứng thứ 2 tại ASEAN về số lượng Startup AI (dự án tăng lên 35% trong 18 tháng). Việt Nam cũng ứng dụng mã nguồn mở mạnh mẽ, dẫn đầu về Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLMs); tăng trưởng đầu tư nhanh chóng và hệ sinh thái AI đang phát triển.

Giám đốc điều hành GenAI Fund Laura Nguyễn

Giám đốc điều hành GenAI Fund Laura Nguyễn

Các lĩnh vực chính cho đổi mới dựa trên AI trong Quốc hội bao gồm: an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu; đạo đức, tuân thủ và minh bạch; phân tích luật pháp và chính sách; ra quyết định chính sách và phân tích dữ liệu; tự động hóa quy trình làm việc; tương tác giữa Chính phủ và công dân.

AI và chuyển đổi số không còn là một sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Theo tôi, cần lưu tâm đến 3 giải pháp lớn. Một là, chuyển đổi và tóm tắt văn bản bằng AI, cụ thể là chuyển đổi, tóm tắt và dịch thuật các phiên họp bằng AI; giới thiệu các giải pháp xử lý tài liệu dựa trên AI. Hai là, tương tác với công dân bằng Chatbot AI, trong đó, trợ lý ảo hỗ trợ các thành viên Quốc hội; các ứng dụng AI để xử lý phản hồi của công dân, phản hồi theo thời gian thực và phân tích dữ liệu. Ba là, sử dụng AI để phân tích tác động chính sách và ra quyết định.

Tôi cho rằng, cần tổ chức cuộc thi đổi mới AI nội bộ cho các thành viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Quốc hội; xác định các dự án AI thực tế để triển khai ngay. Bên cạnh đó, nghiên cứu thành lập lực lượng đặc nhiệm AI của Quốc hội; tạo một nhóm chuyên trách để giám sát chiến lược và quản trị AI; phát triển cơ sở dữ liệu kiến thức AI cho các ứng dụng lập pháp. Thực hiện mô hình đổi mới mở và tài trợ AI; hợp tác với các Startup AI để tăng tốc áp dụng AI trong Quốc hội; khởi động quỹ đổi mới AI được Chính phủ hậu thuẫn để hỗ trợ AI trong quản lý công và doanh nghiệp.

Theo dòng sự kiện

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc - ASEAN Sử Trung Tuấn cho biết chuyến thăm một lần nữa thể hiện Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đồng thời thể hiện tình hữu nghị truyền thống quý báu “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.