Đại sứ Tạ Văn Thông: Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác Việt Nam - Indonesia

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Prabowo Subianto, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia từ ngày 9 – 11.3. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Thưa Đại sứ, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia lần này có ý nghĩa như thế nào đối với mối quan hệ hợp tác giữa hai nước?

- Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly tới Indonesia có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quan hệ hai nước. Tổng Bí thư Tô Lâm là lãnh đạo cao nhất của Đảng thăm Indonesia kể từ sau chuyến thăm của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Indonesia năm 2017.

a6.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hoà Indonesia Prabowo Subianto sang thăm và làm việc tại Việt Nam (Hà Nội, 13.9.2024). Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, an ninh - quốc phòng đến kinh tế, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân. Các lãnh đạo cấp cao của hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau cũng như gặp gỡ bên lề các hội nghị đa phương. Hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Indonesia năm 2013. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã 3 lần thăm Indonesia trong các năm 2021 và 2023 trong khuôn khổ các Hội nghị Cấp cao ASEAN. Về phía Indonesia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã 2 lần thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2018 và 2024. Ngài Prabowo Subianto thăm Việt Nam tháng 5.2022 khi là Bộ trưởng Quốc phòng và mới đây nhất tháng 9.2024 với tư cách là Tổng thống đắc cử.

Về kinh tế thương mại, trong ASEAN, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong khi Việt Nam xếp thứ 4 trong số các đối tác thương mại lớn của Indonesia. Kim ngạch thương mại hai chiều duy trì đà tăng trưởng liên tiếp, từ 9 tỷ USD năm 2019 lên 16,7 tỷ USD năm 2024. Lãnh đạo hai nước đã thống nhất sẽ sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 18 tỷ USD.

q2.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Indonesia (Hà Nội, 24.4.2024). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Indonesia sẽ là động lực quan trọng để hai bên củng cố hơn nữa sự hiểu biết và sự tin cậy chính trị lẫn nhau thông qua gặp gỡ và tiếp xúc cấp cao, tạo nền tảng chính trị quan trọng để tăng cường quan hệ hai nước ở kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, địa phương và giao lưu nhân dân.

Chuyến thăm thể hiện nhất quán chính sách đối ngoại của Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Indonesia; mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác tốt đẹp hiện có giữa hai nước; đưa quan hệ Việt Nam - Indonesia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, phục vụ thiết thực lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Đây cũng là sự kiện khởi đầu chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia (30.12.1955-30.12.2025).

Với quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, dự kiến trong chuyến thăm, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi về tầm nhìn chiến lược để phát triển quan hệ song phương, các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác nhiều mặt, đặc biệt trong các lĩnh vực mới như năng lượng xanh, nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục, phát triển du lịch… Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Prabowo Subianto sẽ thảo luận và thông qua phương hướng hợp tác giữa hai nước nhằm hiện thực hóa tiềm năng hợp tác thời gian tới, chứng kiến lễ ký các văn bản hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể.

q4.jpg
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia

- Năm qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là hơn 16 tỷ USD, vậy hai bên cần làm gì để đạt được mục tiêu 18 tỷ USD vào năm 2028, thưa Đại sứ?

- Quan hệ Việt Nam - Indonesia tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực, trong đó hợp tác thương mại đầu tư là điểm sáng. Năm 2024, Indonesia đã có 123 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 682,3 triệu USD, đứng thứ 29 trong tổng số 143 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn của Indonesia như Ciputra, Traveloka, Vietmindo Energitama, Jafpa Comfeed Vietnam, Semen Indonesia Group, đã có mặt tại Việt Nam.

Tập đoàn Ciputra (Indonesia) triển khai nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó sớm đầu tư vào Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi (năm 1996) – dự án bất động sản có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, hiện được xem như là một trong những khu đô thị khép kín hiện đại nhất Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Tập đoàn Ciputra (Indonesia) triển khai nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó sớm đầu tư vào Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra Hanoi (năm 1996) – dự án bất động sản có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, hiện được xem như là một trong những khu đô thị khép kín hiện đại nhất Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Trong khi đó, các tập đoàn Việt Nam như FPT, Vinfast, Era Blue, Sunhouse đang tích cực triển khai các dự án đầu tư kinh doanh tại Indonesia. Đặc biệt, năm 2024 đã chứng kiến những thành tựu đáng kể về thương mại và đầu tư giữa hai nước như việc VietJet khai trương tuyến bay thẳng kết nối Hà Nội và Jakarta, Tập đoàn Vinfast thành lập nhà máy 200 triệu USD tại Subang, đồng thời mở mới 20 phòng trưng bày và ra mắt thương hiệu taxi Xanh SM tại Indonesia. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu mạnh của Việt Nam về tiêu dùng, ẩm thực như Điện máy Xanh với hơn 100 cửa hàng, Saigon Caphe sở hữu hàng chục nhà hàng tại Indonesia.

VinFast Auto khởi công xây dựng Dự án Nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây JavaIndonesia. Nhà máy VinFast dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ Quý IV.2025, sản xuất các mẫu xe VF 3, VF 5, VF 6 và VF 7 phiên bản tay lái nghịch cho thị trường Indonesia (15.7.2024). Ảnh: Đào Trang/TTXVN
VinFast Auto khởi công xây dựng Dự án Nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây JavaIndonesia. Nhà máy VinFast dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ Quý IV.2025, sản xuất các mẫu xe VF 3, VF 5, VF 6 và VF 7 phiên bản tay lái nghịch cho thị trường Indonesia (15.7.2024). Ảnh: Đào Trang/TTXVN
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có sự hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào (18.12.2024 ). Ảnh: Đào Trang/TTXVN
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có sự hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào (18.12.2024 ). Ảnh: Đào Trang/TTXVN

Việt Nam và Indonesia đều là những nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Indonesia có nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, là thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nằm trong nhóm 10 quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới. Việt Nam thời gian qua cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể, nhất là mở rộng xuất khẩu, tăng trưởng GDP và kiềm chế lạm phát. Hai nước sở hữu những điểm mạnh mang tính chiến lược, có tính bổ trợ lẫn nhau cần được nắm bắt để khai thác cơ hội hợp tác, tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Qua đó, doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp cận tốt nhất thị trường của nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác mới còn nhiều dư địa như công nghiệp Halal, kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi xanh và phát triển hệ sinh thái xe điện.

Các gian hàng quảng bá sản phẩm đặc trưng của Indonesia tại Hội thảo “Hợp tác đầu tư, kết nối giao thương Cần Thơ – Indonesia”. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN
Các gian hàng quảng bá sản phẩm đặc trưng của Indonesia tại Hội thảo “Hợp tác đầu tư, kết nối giao thương Cần Thơ – Indonesia”. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN

Với nền tảng vững chắc của quan hệ và những nỗ lực không ngừng trong khai thác tiềm năng của cả hai bên, tôi tin tưởng hai nước có thể đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

- Theo Đại sứ, hoạt động hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Indonesia có ý nghĩa như thế nào trong việc tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên?

Quan hệ giao lưu nhân dân thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể, đóng vai trò tích cực, là cầu nối hiệu quả giúp thúc đẩy tăng cường hiểu biết giữa người dân hai nước, góp phần vào sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam - Indonesia. Trong đó đáng chú ý là sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch sau khi Vietnam Airlines và VietJet Air mở đường bay thẳng kết nối các điểm đến giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Jakarta, Bali. Lượng khách Indonesia tới Việt Nam trong một năm đã tăng gấp 3 lần, đạt trên 120.000 khách năm 2024. Đây là kết quả đáng khích lệ để thời gian tới để hai nước tiếp tục phát huy tiềm năng về du lịch, hợp tác bổ sung cho nhau thông qua các sản phẩm liên kết du lịch, quảng bá, tăng cường hiểu biết về lịch sử, truyền thống, văn hóa của nhau.

Lễ khai trương đường bay TP. Hồ Chí Minh – Bali, kết nối thành phố lớn nhất Việt Nam và điểm đến du lịch nổi tiếng của Indonesia (29.5.2019). Ảnh: TTXVN
Lễ khai trương đường bay TP. Hồ Chí Minh – Bali, kết nối thành phố lớn nhất Việt Nam và điểm đến du lịch nổi tiếng của Indonesia (29.5.2019). Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, việc tăng cường giao lưu văn hóa, ẩm thực, hợp tác về giáo dục cũng có vai trò quan trọng, thông qua các hoạt động như trao đổi đoàn nghệ thuật, các hội đoàn quần chúng, địa phương, phát triển thương hiệu của các sản phẩm Việt.... Thời gian tới, hai bên cũng sẽ xem xét thúc đẩy để Indonesia trở thành một trong những điểm đến được lựa chọn nhiều hơn của sinh viên Việt Nam tại Đông Nam Á, cấp học bổng cho học sinh hai bên tới học tập, tu nghiệp tại mỗi nước.

- Ngoài quan hệ song phương, Việt Nam và Indonesia đều là những thành viên tích cực của ASEAN, vậy hai nước có kế hoạch hợp tác như thế nào trong khuôn khổ ASEAN để thúc đẩy các mục tiêu chung của khu vực?

- Phát huy quan hệ có bề dày truyền thống, hữu nghị và gắn bó, Việt Nam và Indonesia đều là những thành viên tích cực của ASEAN và có vai trò, vị thế nhất định trong ASEAN. Hai nước coi trọng hợp tác trong khuôn khổ ASEAN thông qua việc tăng cường sự thống nhất, phối hợp giữa hai quốc gia tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, góp phần vào việc củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới; tiếp tục thúc đẩy trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; duy trì và phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác hiện có; phối hợp chính sách theo những ưu tiên và quan tâm của hai nước tại khu vực. Hai nước cũng tích cực phối hợp triển khai chương trình nghị sự của mỗi nước trong nhiệm kỳ Indonesia làm Chủ tịch ASEAN năm 2023 và Việt Nam giữ vai trò này trong năm 2020. Indonesia cũng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam trong việc tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Năm 2025 cũng là năm kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995-2025). Nhân dịp này, trong khuôn khổ chuyến thăm tới Indonesia của Tổng Bí thư Tô Lâm, dự kiến sẽ có một số hoạt động để kỷ niệm sự kiện quan trọng này, thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng hợp tác trong ASEAN nói chung và hợp tác hai nước trong ASEAN nói riêng.

- Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Chính trị

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
Thời sự Quốc hội

Đại hội Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 27.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Chi bộ Vụ Văn hóa và Xã hội trực thuộc Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh dự và chỉ đạo Đại hội.

Các khối diễn binh, diễu hành khí thế hào hùng tiến vào lễ đài
Quốc phòng - An ninh

Những hình ảnh diễu binh, diễu hành ấn tượng tại lễ tổng duyệt cấp Nhà nước

Sau nhiều buổi tổng hợp luyện, sơ duyệt, sáng 27.4, Lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, chuẩn bị bước vào đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30.4. Báo Đại biểu Nhân dân đã ghi lại những hình ảnh ấn tượng, hào hùng.

Các khối diễu binh, diễu hành đã sẵn sàng, tuy nhiên thời tiết đang gặp phải mưa lớn
Chính trị

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước trước ngày phục vụ đại lễ 30.4

Sáng nay, 27.4, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã tổ chức tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước với sự tham gia của lực lượng của Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ; Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia; các ban ngành, đoàn thể xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do thành phố Cần Thơ tổ chức.
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đồng lòng, hiệp lực, đưa Cần Thơ sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục đồng lòng, hiệp lực, biến khó khăn thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, đưa thành phố ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ

Tối 26.4, tại Công viên Sông Hậu, quận Ninh Kiều, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) do thành phố Cần Thơ tổ chức. 

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 26.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đã đến thăm, tặng quà động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chính trị

Trao Quyết định chỉ định Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 26.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì Lễ công bố, trao Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về việc chỉ định Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tổ chức Tòa án nhân dân theo mô hình 3 cấp

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành; đồng thời kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26.4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Chính trị

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đến Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thongloun Sisoulith từ ngày 24 - 25.4.2025 có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào.

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4
Sự kiện nổi bật

Gặp mặt các đoàn quân đội quốc tế tham gia diễu binh ngày 30.4

Sáng 26.4, tại Bình Dương, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức gặp mặt, thăm hỏi và tặng quà các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia đang tham gia luyện tập, chuẩn bị cho hoạt động diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Sáng 26.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà, tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng tại thành phố Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương tại Cần Thơ

Sáng 26.4, tại thành phố Cần Thơ, trong không khí cả nước phấn khởi, tự hào, tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt các Mẹ Việt Nam anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

Cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã là có cơ sở, tuy nhiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, với mức vốn hỗ trợ là 5 nghìn tỷ đồng như đề xuất của Chính phủ không thuộc mức dự án quan trọng quốc gia, do đó không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trên cơ sở xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ xem xét, quyết định việc hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đồng ý với việc Chính phủ ban hành nghị định về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Sáng 26.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024 (bao gồm cả nội dung giảm tiền thuê đất năm 2025).