Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

0.jpg

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị chuyên đề “Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội" do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều qua.

Quyết tâm chính trị cao độ trong xây dựng và phát triển Quốc hội số cũng như công cuộc chuyển đổi số của Quốc hội được thể hiện ngay ở quy mô, tầm vóc, thành phần đại biểu tham dự Hội nghị. Theo đó, cùng với sự tham dự, chỉ đạo trực tiếp của Người đứng đầu cơ quan lập pháp, Hội nghị có sự tham dự của các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các vụ, đơn vị thuộc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Thực tế cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Quốc hội đã và đang giải quyết khối lượng lớn công việc liên quan đến xây dựng và phát triển Quốc hội số cũng như ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công cuộc chuyển đổi số của Quốc hội.

Trên cơ sở Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngày 31.12.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030.

Tiếp đó, ngày 10.1.2025, Đảng đoàn Quốc hội ban hành Kế hoạch số 3260-KH/ĐĐQH15 để thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất.

Với nhiệm vụ đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển trong lĩnh vực này. "Đây là sự cố gắng rất lớn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong khoảng 12 ngày đã tập trung những khó khăn, vướng mắc để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 193/2025/QH15".

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội. Và đến thời điểm diễn ra Hội nghị, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội đã chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng Đề án chuyển đổi số của Quốc hội giai đoạn 2025 - 2030 và dự kiến sẽ phê duyệt ngay trong tháng 3 này. Lý giải cho sự khẩn trương với phương châm "quyết tâm, quyết liệt và quyết làm" đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, "Quốc hội nếu không tiến nhanh, tiến kịp theo yêu cầu mới thì sẽ chậm một bước".

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và trong tất cả các lĩnh vực.

Không ngoài dòng chảy đó, yêu cầu đặt ra đối với cả hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là phải hành động nhanh và linh hoạt hơn nữa, đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước, của dân tộc.

Từ quá trình đồng hành với Văn phòng Quốc hội trong xây dựng và phát triển Quốc hội số thời gian qua, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng chỉ rõ, trong thực hiện chuyển đổi số của Quốc hội, cần có cách tiếp cận bài bản, khoa học, chuyên nghiệp, có chiều sâu. Trong quá trình đó, yếu tố quan trọng là quyết tâm cao của người đứng đầu cơ quan lập pháp trong xây dựng Quốc hội số thông qua việc ban hành các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch về chuyển đổi số; chủ động lựa chọn các đơn vị để xây dựng và triển khai Đề án, khung kiến trúc Quốc hội số.

Đặc biệt, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, tại các cơ quan của Quốc hội cũng đang thí điểm một số hệ thống công nghệ theo phương thức "vừa làm, vừa sử dụng, vừa điều chỉnh, vừa nâng cấp" như: nền tảng quản lý văn bản, điều hành tác nghiệp; hệ thống quản lý ý kiến cử tri và khiếu nại, tố cáo; hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức... Cùng với đó là sự chỉ đạo sát sao để thay đổi nhận thức, tư duy gắn với trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu, thể hiện vai trò hạt nhân để lan tỏa mạnh mẽ "văn hóa số", phong trào "bình dân học vụ số"... tới từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các vụ, đơn vị thuộc Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Không bằng lòng với kết quả bước đầu đạt được, tại phiên họp mới đây nhất của Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội, ngày 12.3 vừa qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội yêu cầu, Văn phòng Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Viettel đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện một số hệ thống công nghệ thông tin để sớm đưa vào sử dụng ngay từ Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025), trong đó, đặc biệt quan tâm sử dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ mới.

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không chỉ là sự lựa chọn mà còn là xu thế tất yếu. Với tầm nhìn căn cơ, chiến lược và đột phá, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn mà là con đường sống còn. Với sự quyết tâm, bản lĩnh, trí tuệ và tâm huyết, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ tin tưởng, đồng thời cũng là "giao nhiệm vụ" cho các cơ quan của Quốc hội, đó là "chúng ta sẽ đạt được những bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng Quốc hội số, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước".

Vì thế, xây dựng và phát triển Quốc hội số cũng như thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số của Quốc hội là một trong những nhiệm vụ không thể chậm trễ hơn nữa trong số rất nhiều trọng sự Quốc hội đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới đây.

Hội nghị chuyên đề được tổ chức chiều qua với quy mô sâu rộng trong toàn Quốc hội nhằm thống nhất nhận thức và hành động về chuyển đổi số theo chỉ đạo của Trung ương; đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết, đẩy mạnh việc đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.

Việc xây dựng thành công Quốc hội số hiện đại, minh bạch, hiệu quả, hoạt động trên nền tảng công nghệ số, dữ liệu số và trí tuệ nhân tạo sẽ phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực các hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đối ngoại và kết nối chặt chẽ với cử tri trong kỷ nguyên mới.

Theo dòng sự kiện

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung - Việt lên tầm cao mới

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Tổng Thư ký Trung tâm Trung Quốc - ASEAN Sử Trung Tuấn cho biết chuyến thăm một lần nữa thể hiện Trung Quốc rất coi trọng việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt, đồng thời thể hiện tình hữu nghị truyền thống quý báu “Mối tình thắm thiết Việt - Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Uzbekistan
Chính trị

Củng cố tin cậy chính trị, tạo xung lực tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam với Armenia và Uzbekistan

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Với nội dung chương trình phong phú cùng sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của phía bạn dành cho Người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta, chuyến công tác đã đạt kết quả toàn diện, thực chất trên cả bình diện song phương và đa phương.

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia
Chính trị

Luồng gió mới, mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn giữa Việt Nam với Uzbekistan và Armenia

Sáng nay, 9.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Trả lời phỏng vấn báo chí, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội LÊ QUANG TÙNG khẳng định, chuyến thăm đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, hợp tác đa phương nghị viện và vai trò của IPU nói riêng; đồng thời, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của ta và hai nước bạn trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.