Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động


Lê Việt Trường
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Giảm cấp trung gian, tăng hiệu quả quản lý, bảo đảm chính quyền sát dân hơn

Trước hết, có thể thấy, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước theo chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã thực chất là giảm cấp trung gian, tăng hiệu quả quản lý, bảo đảm chính quyền sát dân hơn

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Việt Trường

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Việt Trường

Một minh chứng rất thời sự, đem lại niềm vui cho toàn dân đó là việc Bộ Chính trị đồng ý giao Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện ngay việc miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước kể từ năm học 2025-2026 trở đi. Như vậy, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền mà còn tạo ra những lợi ích thiết thực cho xã hội.

Lê Việt Trường
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển tiến vào kỷ nguyên mới hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả đang trở thành một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc chuyển từ mô hình chính quyền 4 cấp xuống còn 3 cấp là bước đi mang tính chiến lược nhằm tối ưu hóa mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm ngân sách và phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Thực tế cho thấy, với mô hình 4 cấp hiện nay, sự chồng chéo trong quản lý và thủ tục hành chính rườm rà đã và đang gây ra không ít trở ngại, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Việc tinh giản cấp trung gian sẽ giúp giảm bớt thời gian cũng như chi phí để đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, bảo đảm tính minh bạch và rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với người dân.

Tiết kiệm chi ngân sách, tăng đầu tư phát triển

Thứ hai, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước sẽ bảo đảm tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên, có điều kiện tăng đầu tư phát triển.

Một trong những lợi ích lớn có thể lượng hóa được của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là giảm được chi phí hoạt động thường xuyên, theo đó giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Như chúng ta đã biết, ngân sách nhà nước hiện đang phải gánh nhiệm vụ chi thường xuyên quá lớn, do bộ máy hành chính cồng kềnh cả về tổ chức và nhân sự (chi thường xuyên chiếm khoảng 70% tổng chi ngân sách hàng năm). Việc giảm bớt số lượng cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ cấp huyện sẽ giúp giảm đáng kể chi phí tiền lương, văn phòng, quản lý và các khoản chi thường xuyên khác.

Một bộ máy nhà nước tinh gọn sẽ có điều kiện tốt để thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn thẩm quyền với trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân ở mỗi cấp chính quyền. Đây chính là biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nhất là ở địa phương nhằm thực hiện chủ trương “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm dẫn đến không làm hoặc đùn đẩy “quả bóng" trách nhiệm giữa các cấp.

Lê Việt Trường
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Nguồn lực tiết kiệm từ việc tinh giản bộ máy có thể được đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và người dân. Một minh chứng rất thời sự, đem lại niềm vui cho toàn dân đó là việc Bộ Chính trị đồng ý giao Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện ngay việc miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước kể từ năm học 2025-2026 trở đi. Như vậy, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền mà còn tạo ra những lợi ích thiết thực cho xã hội.

Thứ ba, bộ máy nhà nước tinh gọn là điều kiện để tăng cường trách nhiệm và tính minh bạch trong hoạt động công vụ, góp phần phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Một bộ máy nhà nước tinh gọn sẽ có điều kiện tốt để thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn thẩm quyền với trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân ở mỗi cấp chính quyền. Đây chính là biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nhất là ở địa phương nhằm thực hiện chủ trương “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm dẫn đến không làm hoặc đùn đẩy “quả bóng" trách nhiệm giữa các cấp.

Ngoài ra, bộ máy nhà nước tinh gọn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành, giúp minh bạch hóa các quy trình, thủ tục, giảm thiểu tình trạng quan liêu, tham nhũng.

Mục tiêu cao nhất là bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả

Thứ tư, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước - một bộ phận rất quan trọng của hệ thống chính trị, thực sự là cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động, theo đó quyết tâm chính trị sẽ là yếu tố tiên quyết cho sự thành công.

Đảng, Nhà nước ta quyết định tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị vào thời điểm này. Như Tổng Bí thư Tô Lâm nói, đó là thời điểm hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa".

Mặc dù đây là chủ trương mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước từ mô hình 4 cấp xuống mô hình 3 cấp sẽ đụng chạm đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, quyền lợi của tổ chức, cá nhân vốn là những vấn đề phức tạp nhất trong lĩnh vực khoa học nhà nước và pháp luật.

Mặt khác, giảm bớt tổ chức, nhân sự không phải là đích đến của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước lần này mà mục tiêu cao nhất là phải đạt được một bộ máy gọn nhẹ, hoạt động “thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả” từ Trung ương đến cấp xã, phục vụ tốt mọi nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW do Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức ngày 4.3.2025

Toàn cảnh Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW do Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức ngày 4.3.2025

Thấy trước những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nên tại Kết luận số 127-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhấn mạnh yêu cầu: “Xác định quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" để hoàn thành công việc với khối lượng rất lớn, đòi hỏi cao về chất lượng, tiến độ”.

Trong một văn bản chính thức của Đảng, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư sử dụng cụm từ “vừa chạy, vừa xếp hàng” cho thấy tính chất cấp thiết, khẩn trương, không được bàn lùi, chỉ bàn làm của vấn đề đặt ra. Bởi, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này được tiến hành trên phạm vi, quy mô rất lớn trong điều kiện phải bảo đảm yêu cầu các hoạt động của xã hội, của người dân diễn ra bình thường, không bị gián đoạn hoặc gặp phải bất kỳ trở ngại, khó khăn nào.

Để thực hiện tốt mục đích, yêu cầu mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đề ra, cả hệ thống chính trị cần có quyết tâm chính trị cao nhất, đoàn kết, đồng lòng, hành động quyết liệt từ trung ương đến cơ sở.

Cán bộ Công an TP. Hà Nội hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Cán bộ Công an TP. Hà Nội hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Tăng cường trách nhiệm của chính quyền

Thứ năm, sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm ngân sách, tăng cường trách nhiệm của chính quyền, chuẩn bị về mọi mặt để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển hùng cường và thịnh vượng.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, những công việc cần tiến hành về sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã có tiền lệ cũng như chưa từng có tiền lệ đều được thực hiện chặt chẽ, khẩn trương, tích cực, chủ động và hiệu quả. Những kết quả bước đầu về sắp xếp, tinh gọn bộ máy cho thấy, bất luận trong hoàn cảnh nào, khi Đảng, Nhà nước có quyết tâm chính trị cao, lại được toàn dân tin tưởng, ủng hộ và tham gia tích cực, thì chắc chắn mục tiêu xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả sẽ thành công tốt đẹp, tạo tiền đề và nền tảng vững chắc để cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới
Xã hội

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí trong tháng tới, quý tới

Sáng 27.3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375
Chính trị

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375

Sáng 27.3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375 (28.3.1975 - 28.3.2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Trung đoàn 375.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

Sáng 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến
Chính trị

Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến

Tỉnh Tuyên Quang có thể nghiên cứu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền trình Quốc hội xem xét, có cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến, có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước. Nghiên cứu phát triển Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành Công viên lịch sử cách mạng, là trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, gắn với phát triển du lịch của cả nước; nâng cấp, trùng tu, xây mới các công trình (Khu di tích Lán Nà Nưa, Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng, Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội, các cơ quan Trung ương...) để quần thể này trở thành một bảo tàng sống.