Tổng thống Pháp từ chối bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả: Ổn định hay chia rẽ?

Sau đợt tham vấn đầu tiên với các chính đảng tại điện Elysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chính thức bác bỏ khả năng thành lập một chính phủ của liên minh cánh tả; đồng thời cho biết sẽ mở các cuộc tham vấn mới ngay từ hôm nay để cố tìm được một tân thủ tướng. Tuyên bố của ông Macron đã khiến phe cánh tả tức giận, báo hiệu một cuộc chung sống chính trị khó khăn và chia rẽ.

Tổng thống Macron: Lựa chọn “vì sự ổn định”

Bảy tuần sau vòng hai của cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 7.7 đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP), Tổng thống Macron đã từ chối bổ nhiệm ứng viên của liên minh này làm Thủ tướng. NFP trước đó đã đề cử nhà kinh tế học 37 tuổi Lucie Castets, hiện là Giám đốc tài chính Tòa thị chính Paris, làm tân thủ tướng và chịu trách nhiệm thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Pháp từ chối bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả: Ổn định hay chia rẽ? -0
Tổng thống Macron tuyên bố không bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả. Ảnh: AFP

Lý do Tổng thống Pháp đưa ra là, mặc dù giành được số ghế nhiều nhất tại Quốc hội, song NFP không bảo đảm được thế đa số, do vậy, một Chính phủ hay một Thủ tướng của đảng cánh tả sẽ nhanh chóng bị toàn bộ các khối dân biểu của các đảng khác trong Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Theo thông cáo của điện Elysée, vì “sự ổn định của thể chế”, ông Macron không thể chọn trao ghế Thủ tướng cho phe cánh tả. "Tôi có trách nhiệm không được để cho đất nước rơi vào tình trạng bế tắc hay suy yếu. Tôi kêu gọi mọi thủ lĩnh chính trị hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm", ông Macron nói.

Lý do ông Macron đưa ra hoàn toàn có căn cứ, bởi sau cuộc bầu cử lập pháp, Quốc hội Pháp gần như được chia đều giữa ba phe gồm NFP với hơn 190 nghị sĩ, liên minh trung hữu của ông Macron với 160 ghế và đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (NR) của bà Marine Le Pen với 140 ghế. Không nhóm nào chiếm thế đa số áp đảo và các phe vẫn từ chối thỏa hiệp với nhau, khiến nước Pháp đến nay chưa thể thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Pháp kêu gọi các lãnh đạo chính trị nên thể hiện “tinh thần trách nhiệm” và đặc biệt ông thúc giục các đảng cánh tả bao gồm cả đảng Xã hội (PS), đảng Cộng sản (PCF) và đảng Xanh “hợp tác với các lực lượng chính trị khác”, để thành lập một Chính phủ liên minh. Ông Macron muốn phe cánh tả loại bỏ đảng Nước Pháp bất khuất (LFI), một đảng cực tả có khuynh hướng cực đoan, và hai đảng cực hữu khác, ra khỏi liên minh bởi sự tồn tại của các đảng này trong liên minh sẽ dẫn khiến các đảng khác bỏ phiếu chống trong bất kỳ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nào tại Quốc hội.

Đối với Tổng thống Pháp, đảng cực tả Nước Pháp bất khuất là nhân tố “nguy hiểm” với chương trình tranh cử gần như loại bỏ những thành tựu mà ông Macron và chính phủ trung hữu đã đạt được trong suốt thời gian qua, nổi bật trong đó là luật cải cách hưu trí, nhập cư và thúc đẩy điện nguyên tử.

Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống có toàn quyền trong việc lựa chọn Thủ tướng và ông Macron hoàn toàn có thể bổ nhiệm một nhân vật không thuộc đảng giành chiến thắng. Tuy nhiên, điều quan trọng là ứng cử viên Thủ tướng phải giành được sự ủng hộ của đa số tại Quốc hội.

Phe cánh tả: “Cuộc tấn công vào nền dân chủ”

Quyết định trên của ông Macron đã gây ra một trận bão phản ứng mạnh mẽ của các đảng cánh tả. Lần lượt lãnh đạo các đảng cánh tả trong liên minh NFP đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng ông Macron đang cố gắng phủ nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội, đi ngược nền dân chủ khi không tuân theo nguyện vọng của người dân, không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một Tổng thống và nhất là đang muốn chia rẽ, làm suy yếu liên minh cánh tả bằng cách loại đảng mạnh nhất là đảng Nước Pháp bất khuất.

Theo hãng tin AFP, điều phối viên toàn quốc của NFP, Manuel Bompard, đã lên án quyết định của Tổng thống là “một đòn tấn công phi dân chủ không thể chấp nhận được”.

Thủ lĩnh đảng Xanh Marine Tondelier thì chỉ trích quyết định của ông Macron là "đáng hổ thẹn" và xem thường kết quả bầu cử Quốc hội. Bà Tondelier lưu ý cuộc bầu cử vừa qua đã chứng tỏ đa số người dân muốn thay đổi, đồng thời chỉ trích ông Macron đang gây ra "hỗn loạn và bất ổn" cho nước Pháp.

Lãnh đạo đảng Nước Pháp bất khuất Jean-Luc Melechon kêu gọi liên minh cánh tả "đáp trả chính trị kiên quyết và khẩn trương”. Thậm chí, đảng này còn tuyên bố sẽ tiến hành thủ tục truất phế Tổng thống Macron. “Nếu Tổng thống vẫn không chấp nhận kết quả phổ thông đầu phiếu, trong đó NFP dẫn đầu và từ chối bổ nhiệm Lucie Castets làm Thủ tướng, các nghị sĩ đảng Nước Pháp bất khuất sẽ trình đề xuất luận tội. Bất kỳ đề cử nào khác cho vị trí thủ tướng, nếu không phải là Lucie Castets, đều sẽ vấp phải đề xuất phản đối tại Quốc hội", đảng Nước Pháp bất khuất tuyên bố.

Thời gian không ủng hộ Tổng thống

Ngay trong ngày 27.8, ông Macron đã mở các cuộc tham vấn mới tại điện Elysée để tìm kiếm thỏa hiệp chính trị. Ông đã tiếp hai cựu tổng thống, một số cựu thủ tướng, các chính khách có tên tuổi khác, cũng như lãnh đạo các chính đảng, ngoại trừ hai đảng cực hữu là đảng Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen, đảng Những người Cộng hòa của ông Eric Ciotti và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất.

Tuy nhiên, trên đài truyền hình France 2 hôm 27.8, lãnh đạo đảng NFP tuyên sẽ không tham gia các cuộc tham vấn ở Elysée nếu Thủ tướng không là phải là ứng viên của họ, bà Lucie Castets.

Thời gian không còn nhiều cho Tổng thống Pháp vì ngày 28.8 ông phải dành thời gian dự lễ khai mạc Paralympic Paris 2024 (Thế Vận hội cho người khuyết tật), trước khi đi thăm Serbia trong hai ngày 29 và 30.8. Chính phủ của Thủ tướng mãn nhiệm Gabriel Attal đã phải xử lý mọi công việc trong suốt 41 ngày qua, điều chưa từng có từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay. Mặc dù Hiến pháp không đưa ra thời hạn buộc Tổng thống phải bổ nhiệm thủ tướng mới, nhưng về nguyên tắc, ngân sách mới của Nhà nước sẽ phải được một chính phủ mới đệ trình ngày 1.10. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Macron sẽ không có quá nhiều thời gian.

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.