Thái Lan chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa "trận lũ lụt thế kỷ" có thể xảy ra

Sau trận lũ lụt nghiêm trọng ở miền Bắc, Thái Lan đang chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa ở đồng bằng trung tâm nhằm ứng phó trận lụt lớn có nguy cơ xảy ra những ngày tới.

Trận lũ lụt nghiêm trọng ở miền Bắc Thái Lan vào cuối tháng trước đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng gây ra thiệt hại tương tự ở đồng bằng trung tâm, khi các chuyên gia nước này cảnh báo về khả năng xảy ra thêm lũ lụt nghiêm trọng trong 60 ngày tới.

Theo dự báo, Thái Lan sẽ hứng chịu nhiều trận mưa như trút nước và siêu bão từ tháng 9 đến tháng 10, với nguy cơ các trận "bom mưa" sẽ rơi xuống ở một số khu vực cao, đặc biệt là ở Trat và Phuket. Cụm từ "bom mưa" được mô tả là hậu quả của biến đổi khí hậu, là những trận mưa lớn diễn ra trong thời gian ngắn.

Cơ quan phụ trách tài nguyên khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đã liệt kê danh sách 49 địa điểm dễ xảy ra lũ quét và lở đất, sử dụng mô hình toán học và dữ liệu địa lý để xác định các khu vực và cộng đồng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao nhất bởi thiên tai.

5257346.jpg
Ảnh: Bangkok Post

Mặc dù, Cơ quan quản lý khu công nghiệp Thái Lan (IEAT) lo ngại về khả năng lũ lụt nghiêm trọng ở miền Bắc, song các nhà điều hành đã có các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa thiệt hại do thiên tai. Theo IEAT, một bức tường chắn lũ cao 3,9 mét bao quanh khu phức hợp của một số khu công nghiệp với nhiều máy bơm nước đã được lắp đặt để giúp bảo vệ các khu vực sản xuất khỏi lũ lụt.

Có thể nói, Thái Lan là một trong những quốc gia có "ngành công nghiệp không khói” phát triển hàng đầu Đông Nam Á, chính vì vậy việc bảo vệ các địa điểm du lịch khỏi sự tàn phá của thiên tai là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này. Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng là Phuket, đã phải đối mặt với lũ lụt nghiêm trọng vào tháng trước, làm gián đoạn hoạt động giao thông và sân bay, đồng thời làm 13 người thiệt mạng, trong đó có 11 người nước ngoài.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Phuket, ông Thaneth Tantipiriyakij cho biết, nếu Phuket có thể mất khả năng cạnh tranh với các điểm đến khác, nếu không nhanh chóng triển khai kế hoạch quản lý nước dài hạn và đầu tư cơ sở hạ tầng lớn. Trong khi đó, nhiều khu vực tại thành phố biển Pattaya và tỉnh Chon Buri của Thái Lan cũng bị ngập lụt nghiêm trọng, sau khi hứng chịu trận mưa như trút nước trong nhiều giờ liên tiếp vào đêm 1.9.

Trong khi đó, tại thủ đô Bangkok đã hoàn thành thành công đợt chạy thử nghiệm rào chắn lũ đúc sẵn tại cầu tàu Tha Ratchaworadit. Những rào chắn này được lắp đặt tại khu vực có lưu lượng giao thông cao của cầu tàu, nơi phương pháp truyền thống sử dụng bao cát để kiểm soát mực nước khi thủy triều lên đã được chứng minh là tốn nhiều công sức và thời gian.

Theo Cục Khí tượng Thái Lan, siêu bão Yagi sẽ gây mưa lớn và gió giật ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc, Đông và phía Nam, đặc biệt là các trận mưa lớn có thể xảy ra ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc nước này cho đến hết ngày 10.9.

Bangkok Post

Quốc tế

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng
Quốc tế

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng

Sự cố mất điện đã khiến phần lớn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng một phần Tây Nam nước Pháp bị tê liệt kể từ trưa ngày 28.4 (theo giờ địa phương). Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt bị gián đoạn, dịch vụ điện thoại bị "đóng băng", còn hệ thống đèn giao thông và máy rút tiền ATM đều ngừng hoạt động.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.