Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

z5816426607594_539e018da49944377b333713f3167a7e.jpg
Bộ trưởng An ninh kinh tế Sanae Takaichi phát biểu trong cuộc họp báo công bố tranh cử ngày 9.9. Ảnh: Bloomberg

“Tái sinh” đảng cầm quyền

Trong một thông báo tranh cử, bao gồm danh sách các đề xuất chính sách chi tiết, bà Takaichi đã nói về nhu cầu "tái sinh" đảng LDP sau vụ bê bối quỹ đen chính trị làm lung lay lòng tin của công chúng vào đảng cầm quyền, đồng thời bình luận về một số lĩnh vực bao gồm quản lý khủng hoảng, cung cấp lương thực, tài nguyên năng lượng, y tế và dược phẩm, và an ninh mạng.

“Chúng ta hãy tái sinh! Tôi kêu gọi tất cả các thành viên (LDP) của Quốc hội hãy tạo ra một LDP mới mà người dân có thể tin tưởng", bà nói. "Mục tiêu của tôi là tạo ra cảm giác an toàn cho tất cả các thế hệ. Nếu thế hệ cao tuổi hạnh phúc và thịnh vượng, điều đó sẽ trực tiếp dẫn đến cảm giác an toàn của thế hệ trẻ về tương lai”.

Chủ trương về kinh tế, quốc phòng và đối ngoại

Chia sẻ trước báo giới, bà Takaichi, sinh năm 1961, cho biết bà sẽ theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là nhiệm vụ trên hết và bà sẽ làm nhiều nhất có thể. Bà cũng nói rõ sẽ chú trọng đảm bảo chi tiêu tài chính chiến lược cho nền kinh tế.

Cũng trong cuộc họp báo, bà Takaichi đã nhiều lần nhắc đến cố Thủ tướng Shinzo Abe và cho biết bà sẽ thúc đẩy tầm nhìn về một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" như ông Abe đã làm.

Về việc cho phép các cặp vợ chồng sử dụng họ khác nhau vốn là một vấn đề gây tranh cãi trong nội bộ đảng LDP, bà Takaichi cho biết bà sẽ có lập trường thận trọng.

Về quốc phòng, bà Takaichi cho biết, một trong những cách mà Nhật Bản cần tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ là tạo ra các biện pháp đối phó với các cuộc tấn công khủng bố liên quan đến vũ khí hóa học, sinh học, hạt nhân, phóng xạ hoặc nổ. “Khi các cuộc tấn công tiềm tàng xảy ra, các vi sinh vật và hóa chất được sử dụng trong các cuộc tấn công này phải được xác định nhanh chóng để có thể cứu sống nhanh chóng”, bà nói.

Bà nhấn mạnh Nhật Bản phải đảm bảo rằng đồng minh Mỹ luôn can dự vào khu vực và rằng bà sẽ thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp hòa bình trong thời gian sớm nhất, ủng hộ ngôn ngữ mới làm rõ vai trò của Lực lượng Phòng vệ theo như mục tiêu của LDP.

Trong những phát biểu có thể gây tranh cãi, bà cũng kêu gọi các chương trình phát sóng quốc tế của NHK đưa tin nhiều hơn về vụ bắt cóc công dân Nhật Bản của Triều Tiên vào những năm 1970 và 1980. “Chính phủ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc biên tập chương trình. Tuy nhiên, mỗi năm khi ngân sách của NHK được đệ trình lên Quốc hội, nó đều đi kèm với ý kiến ​​của Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông. Trong thời gian làm Bộ trưởng nội vụ và truyền thông, tôi đã viết trong kiến nghị hàng năm ​​của bộ trưởng rằng tôi muốn NHK đưa tin về vấn đề bắt cóc trong chương trình phát sóng quốc tế của mình. Tôi thực sự hy vọng rằng các bạn (NHK) sẽ nỗ lực hết mình trong lĩnh vực này và góp phần tạo nên dư luận quốc tế rộng rãi (về vấn đề này)”, bà nói.

Vào thời điểm đó, tuyên bố của bà Takaichi về việc chính phủ có thể ra lệnh cho các đài truyền hình ngừng phát sóng những chương trình bị coi là thiên vị chính trị đã gây chấn động.

Cuộc đua gắt gao

Cuộc đua giành quyền lãnh đạo LDP sẽ diễn ra vào ngày 27.9 tới sau khi Chủ tịch đảng hiện tại, đồng thời là Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ từ chức vào cuối nhiệm kỳ ba năm vào cuối tháng 9 tới sau vụ bê bối quỹ đen gây tổn hại uy tín của LDP và làm xói mòn lòng tin của cử tri. Với việc đảng LDP là đảng nắm đa số ghế tại Hạ viện Nhật Bản, người đứng đầu đảng cầm quyền sẽ gần như chắc chắn trở thành Thủ tướng mới của nước này.

Bà Takaichi, 63 tuổi, được biết đến vì mối quan hệ thân thiết với cố Thủ tướng Shinzo Abe, đang tranh cử lần thứ hai. Mặc dù không phải là thành viên trong phe phái chính trị của ông, nhưng ông Abe đã dành cho bà sự ủng hộ hoàn toàn trong cuộc bầu cử Chủ tịch đảng năm 2021. Mặc dù vậy, bà đã bị loại ở vòng đầu tiên.

Lần này bà bước vào một cuộc đua gắt gao với 6 ứng cử viên khác. Bà Takaichi là thành viên Nội các thứ ba tuyên bố ứng cử sau Chánh Văn phòng Nội các Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono. Các ứng cử viên khác còn có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba và cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi. Tổng Thư ký LDP Toshimitsu Motegi, người đứng thứ hai trong đảng cầm quyền, cũng đã tuyên bố ứng cử.

Bộ trưởng Kỹ thuật số Taro Kono đã mô tả Takaichi là người rất cực hữu trong quang phổ tư tưởng của đảng. Ông cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đạo đức nghề nghiệp của bà, nói rằng bà là một người rất chăm chỉ.

Bà Takaichi giữ chức Bộ trưởng Nội vụ hai nhiệm kỳ, từ năm 2014 đến năm 2017, và sau đó là từ năm 2019 đến năm 2020, cả hai lần đều dưới thời Thủ tướng Abe. Bà là người giữ chức vụ này lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản.

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​công chúng gần đây của Asahi Shimbun, đài truyền hình TBS và Yomiuri Shimbun về việc ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo đảng tốt nhất cho thấy, bà đứng thứ ba trong cả ba cuộc thăm dò, sau cựu Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba và cựu Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi.

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.