Vấn đề giải cứu con tin của Israel

Nỗi đau thương chuyển thành cơn thịnh nộ

Israel đang chứng kiến các cuộc biểu tình và đình công quy mô chưa từng có sau cái chết của 6 con tin được phát hiện tại Dải Gaza. Sự kiện này cho thấy mức độ bất bình ngày càng sâu sắc của phần lớn công chúng Israel trước tiến trình đàm phán ngừng bắn và giải cứu con tin chậm chạp.

Cuộc biểu tình quy mô toàn quốc đầu tiên

Hàng trăm nghìn người biểu tình đã tràn xuống khắp các đường phố Israel trong những ngày qua để bày tỏ sự phẫn nộ trước sự chậm trễ trong tiến trình đàm phán hòa bình và giải cứu con tin của Chính phủ. Histadrut, tổ chức công đoàn lao động lớn nhất Israel, đã kêu gọi một cuộc đình công trên toàn quốc để "làm rung chuyển thượng tầng chính trị". Đây là cuộc biểu tình quy mô toàn quốc đầu tiên kể từ khi lực lượng Hamas tấn công Israel vào tháng 10 năm ngoái và bắt giữ một loạt con tin. Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt cuộc đình công, nhưng nhiều bộ phận của nền kinh tế Israel đã bị tê liệt trong nhiều giờ, bao gồm sân bay, trường học và ngân hàng.

Nỗi đau thương của người dân Israel bùng nổ thành cơn giận dữ sau khi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phát hiện thi thể của 6 con tin người Israel từng bị Hamas bắt giữ. Các cuộc biểu tình đánh dấu tình trạng leo thang căng thẳng chưa từng có trong mối quan hệ giữa một bộ phận lớn công chúng Israel và chính phủ được bầu của họ. Trong ngày 2.9, Thủ tướng Netanyahu lần đầu tiên gửi lời xin lỗi tới các gia đình các nạn nhân, song vẫn không xoa dịu được làn sóng biểu tình trên đường phố.

Người biểu tình Israel yêu cầu Chính phủ chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin. Ảnh: AP
Người biểu tình Israel yêu cầu Chính phủ chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin. Ảnh: AP

Kể từ khi Chính phủ bảo thủ nhất trong lịch sử Israel được thành lập vào tháng 1.2023, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã diễn ra. Trong suốt năm 2023, những người biểu tình đã xuống đường để phản đối đề xuất cải cách hệ thống tư pháp của Chính phủ, nhằm hạn chế quyền lực của Tòa án Tối cao Israel.

Và sau cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel ngày 7.10.2023, gia đình của các con tin đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình thường xuyên kêu gọi chính phủ làm mọi điều có thể, bao gồm cả việc nhượng bộ Hamas trong các cuộc đàm phán ngừng bắn, để đưa người thân của họ trở về nhà. Khoảng 250 người Israel, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã bị Hamas bắt làm con tin trong vụ tấn công. Hơn 100 con tin đã được giải thoát theo thỏa thuận trao đổi tù nhân với Hamas vào tháng 11 năm ngoái. Khoảng 100 người được cho là vẫn bị giam cầm, trong đó, khoảng 35 người được cho là đã chết.

Tiến trình đàm phán "giậm chân tại chỗ"

Với vai trò trung gian của Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar, đã có nhiều vòng đàm phán ngừng bắn được thúc đẩy kể nhưng đều không mang lại kết quả cụ thể nào.

Điểm mâu thuẫn lớn nhất hiện nay giữa hai bên nằm ở chỗ: Phong trào Hamas yêu cầu thỏa thuận ngừng bắn phải có điều khoản buộc lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi Gaza. Trong khi đó, Israel yêu cầu IDF vẫn triển khai tại Hành lang Philadelphi, vùng đệm giữa Ai Cập và Gaza, trong bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào.

Trong khi các nhà hòa giải hy vọng có thể sớm đạt được thỏa hiệp, hôm 2.9, Thủ tướng Netanyahu tỏ ra cứng rắn hơn trong lập trường an ninh của mình khi cáo buộc Hamas có được nguồn vũ khí thông qua Hành lang Philadelphi và lấy đó là lý do để tiếp tục yêu cầu sự hiện diện của quân đội Israel tại hành lang này.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Qatar, Jordan và Ai Cập cùng đưa ra tuyên bố bác bỏ "cáo buộc vô căn cứ" của ông Netanyahu về Hành lang Philadelphi, đồng thời cảnh báo cách tiếp cận của Israel sẽ phá vỡ các nỗ lực hòa bình và làm gia tăng bạo lực trong khu vực. Ai Cập trước đó đã nhiều lần tuyên bố phản đối bất kỳ sự hiện diện của Israel tại Hành lang Philadelphi trên biên giới Gaza - Ai Cập và khu vực cửa khẩu Rafah phía Palestine.

 “Giữa hai làn đạn”

Thủ tướng Netanyahu đang đứng trước sức ép từ cả phía, giữa một bên là những đối tác cứng rắn trong liên minh cầm quyền, yêu cầu ông không được nhượng bộ trong tiến trình đàm phán; với một bên là công chúng Israel và dư luận quốc tế, yêu cầu nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, giải cứu con tin.

Các đối tác cực hữu trong liên minh của cầm quyền của ông Netanyahu, tiêu biểu là Bộ trưởng An ninh nội địa Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich, đe dọa sẽ lật đổ chính phủ nếu Netanyahu chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận nào cho thấy sự nhượng bộ đối với Hamas và không bảo đảm "chiến thắng hoàn toàn" của Israel trong cuộc chiến. Cả hai đều là những nhân vật có tầm nhìn lớn lao về chiến lược đưa người Israel tới tái định cư ở Dải Gaza của Palestine.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, người vừa rút khỏi Nội các An ninh của Israel và là đối thủ đáng gờm của ông Netanyahu, đã đổ lỗi cho ông cố tình phá hoại mọi cơ hội đạt được thỏa thuận ngừng bắn để đổi lấy sự nghiệp chính trị của mình. Ông Gallant lập luận rằng lệnh ngừng bắn là cách duy nhất để giải cứu các con tin và chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Ông cho rằng, cần phải giữ yên Gaza để có thể huy động toàn bộ lực lượng IDF chống lại mối đe dọa nghiêm trọng từ phía bắc đến từ phong trào Hezbollah ở biên giới với Lebanon. Kể từ ngày 7.10, 60.000 người Israel sống gần biên giới đã trở thành người tị nạn tại chính đất nước của họ do các cuộc tấn công liên tục của lực lượng Hezbollah. Khoảng 100.000 người Lebanon cũng buộc phải di dời do chiến tranh.

Về phần mình, người dân Israel không chỉ sốt ruột về nỗ lực giải cứu con tin, mà còn bất bình trước những phát biểu được coi là vô cảm của các quan chức cấp cao. Trong một tuyên bố hồi tháng 7 mà báo chí Israel trích dẫn, Thủ tướng Netanyahu thậm chí còn nói rằng: "Chúng tôi hiểu là các con tin đang gặp vô cùng khó khăn nhưng ít nhất họ vẫn giữ được mạng sống”. Tuy nhiên, khi mạng sống của con tin bị đe dọa, sự kiên nhẫn của người dân Israel nói chung và gia đình các con tin đang ngày càng cạn kiệt. Giọt nước tràn ly khi vào ngày 31.8, lực lượng IDF của Israel phát hiện ra thi thể của 6 con tin bị Hamas giết hại. Sự phẫn nộ càng tăng cao hơn khi có thông tin tiết lộ rằng một số thanh niên nam nữ được cho là đã được lên lịch thả tự do theo đề xuất ngừng bắn đã được thảo luận cách đây vài tuần.

Các cuộc biểu tình quần chúng là bằng chứng chứng tỏ, người dân Israel cảm thấy bị bỏ rơi, họ tin rằng Chính phủ đã phản bội lại mệnh lệnh đạo đức của người Do Thái, vốn được biết đến với khẩu hiệu: “Người Do Thái phải có trách nhiệm với người Do Thái”.

Bất chấp cơn giận dữ đang bùng nổ trên đường phố, Thủ tướng Netanyahu khó có thể thay đổi lập trường của mình vào thời điểm hiện nay khi ông cần sự ủng hộ của các đối tác trong liên minh để tránh phải đối mặt với một cuộc bầu cử lập pháp sớm, có thể đưa đến thất bại cho đảng của ông. Theo lịch trình, cuộc bầu cử Nghị viện Israel sẽ diễn ra vào năm 2026. Khả năng tiến hành bầu cử sớm chỉ xảy ra trong trường hợp 5 thành viên trong liên minh cầm quyền quay lưng với ông trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Nghị viện.

Trong khi đó, hy vọng của gia đình các con tin đang dần trở thành nỗi tuyệt vọng, giữa nỗi thống khổ của cả người dân Israel và người dân ở bên kia biên giới. Quá trình chữa lành những vết thương sâu sắc trong xã hội Israel chỉ có thể bắt đầu khi chương sử đau thương này khép lại. Một quá trình như vậy cũng là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ tiến triển nào hướng tới hòa bình giữa nhà nước Do Thái và người Palestine.

Thế giới 24h

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.