Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Phe cánh tả phát động biểu tình

AFP dẫn lời ban tổ chức, cho biết 300.000 người Pháp đã xuống đường biểu tình trên toàn quốc, riêng tại Paris là 100.000 người. Trong khi đó, con số Bộ Nội Vụ Pháp đưa ra là 100.000 tại khoảng 150 địa điểm trên cả nước.

httpscloudfront_us_east_2_images-1725754663763.jpg
Người dân Pháp biểu tình phản đối quyết định bổ nhiệm tân Thủ tướng của Tổng thống Macron. Ảnh: Reuters

Cuộc biểu tình được tiến hành theo lời kêu gọi của các đảng cánh tả. Họ lên án Tổng thống “lạm dụng quyền lực”, “phủ nhận kết quả bầu cử”… Tại cuộc biểu tình ở thành phố Lille (phía bắc), trả lời BFMTV, lãnh đạo đảng Xanh, bà Marine Tondelier chỉ trích hành động “khiêu khích” của Tổng thống, khi không lựa chọn bổ nhiệm ứng cử viên thủ tướng theo đề xuất của liên minh các đảng phái cánh tả Mặt trận bình dân mới, lực lượng dẫn đầu trong cuộc bầu cử với 193 ghế trên tổng số 577 của Quốc hội.

Nhiệm vụ đoàn kết

Cựu ủy viên châu Âu Michel Barnier, 73 tuổi, được Tổng thống Macron bổ nhiệm làm người đứng đầu chính phủ ngày 5.9. Thuộc đảng cánh hữu Những người Cộng hòa, vị tân Thủ tướng cao tuổi nhất trong lịch sử nền Cộng hòa đệ ngũ của Pháp sẽ kế nhiệm Gabriel Attal, 35 tuổi, Thủ tướng trẻ tuổi nhất. Ông Michel Barnier đứng trước nhiệm vụ thành lập “một chính phủ đoàn kết vì lợi ích chung của đất nước’’, theo thông báo của Phủ Tổng thống Pháp.

Là người đã nhiều lần giữ ghế bộ trưởng dưới thời Tổng thống Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy, trước khi làm ủy viên châu Âu, ông được coi là nhân vật có khả năng tập hợp lực lượng. Phát biểu hôm 6.9, ông Barnier nói rằng mong muốn Nội các mới của Pháp sẽ cho thấy sự đoàn kết với thành phần bao gồm phe cánh hữu, phe trung dung của ông Macron và phe cánh tả.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ông là đưa Nội các mới vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện trong bối cảnh liên minh của ông với Tổng thống Macron, với khoảng 150 dân biểu, chỉ là nhóm nghị sĩ đứng thứ hai tại Hạ viện.

Trước khi Tổng thống chọn ông Barnier làm Thủ tướng, đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI), với hơn 70 ghế nghị sĩ, đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của bất cứ Thủ tướng nào không phải là ứng viên của Mặt trận bình dân mới, liên minh cánh tả về đầu trong cuộc bầu cử.

Theo một thăm dò dư luận của Ifop được công bố ngày 8.9, 52% người được hỏi tỏ ra hài lòng về việc tổng thống bổ nhiệm ông Barnier. Tuy nhiên, trong bối cảnh Hạ Viện không có liên minh đảng phái giành được đủ đa số để tự thành lập chính phủ, 74% người được hỏi cho rằng tân chính phủ sẽ khó vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Bên cạnh đó, Chính phủ mới của ông cũng sẽ phải nhanh chóng thúc đẩy các chính sách cải cách và phải thuyết phục được Quốc hội phê duyệt dự thảo ngân sách năm 2025, dự kiến được trình vào tháng 10 tới.

Trước đó, trong thông báo được đưa ra hôm 5.9, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống Emmanuel Macron đã bổ nhiệm ông Michel Barnier làm thủ tướng mới của nước này. Theo đó, ông Michel Barnier trở thành thủ tướng thứ 26 của nước Pháp, thay thế vị trí của người tiền nhiệm Gabriel Attal, vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất lịch sử nước Pháp.

Ở tuổi 73, ông Michel Barnier là thủ tướng lớn tuổi nhất trong số 26 thủ tướng của nước Pháp. Ông là người đã nhiều lần giữ ghế bộ trưởng dưới thời tổng thống Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy, trước khi làm ủy viên Châu Âu và nổi tiếng trên trường quốc tế với vai trò làm trung gian cho tiến trình Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Việc ông Michel Barnier được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới đã chấm dứt 2 tháng bế tắc trong tiến trình thành lập chính phủ của nước Pháp mới sau cuộc bầu cử Quốc hội (Hạ viện) hồi tháng 7. Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm này lại không nhận được sự ủng hộ từ nhiều người dân Pháp.

AFP dẫn lời ban tổ chức cho biết, cuối tuần qua, 300.000 người Pháp đã xuống đường biểu tình trên toàn quốc, riêng tại Paris là 100.000 người. Trong khi đó, con số Bộ Nội Vụ Pháp đưa ra là 100.000 tại khoảng 150 địa điểm trên cả nước.

Cuộc biểu tình được tiến hành theo lời kêu gọi của các đảng cánh tả. Người dân tràn xuống đường và mang theo biểu ngữ, khẩu hiệu chỉ trích Tổng thống Macron vì không tôn trọng ý kiến nhân dân khi quyết định bổ nhiệm ông Barnier.

Phe cánh tả, do đảng Nước Pháp Không khuất phục (LFI) lãnh đạo, đã cáo buộc Tổng thống Macron từ chối nền dân chủ và phủ nhận kết quả bầu cử bằng cách từ chối chọn ứng cử viên của liên minh Mặt trận Bình dân mới (NFP), mặc dù liên minh này đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tháng 7 với 193 ghế trên tổng số 577 của Quốc hội.

Nhiệm vụ đoàn kết

Là nhân vật được đánh giá có khả năng tập hợp lực lượng, ông Michel Barnier đứng trước nhiệm vụ thành lập “một chính phủ đoàn kết vì lợi ích chung của đất nước’’, theo thông báo của Phủ Tổng thống Pháp. Phát biểu hôm 6.9, ông Barnier nói rằng mong muốn Nội các mới của Pháp sẽ cho thấy sự đoàn kết với thành phần bao gồm phe cánh hữu, phe trung dung của ông Macron và phe cánh tả.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ông là đưa Nội các mới vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện trong bối cảnh liên minh của ông với Tổng thống Macron, với khoảng 150 dân biểu, chỉ là nhóm nghị sĩ đứng thứ hai tại Hạ viện.

Trước khi Tổng thống chọn ông Barnier làm Thủ tướng, đảng cực tả Nước Pháp bất khuất (LFI), với hơn 70 ghế nghị sĩ, đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của bất cứ thủ tướng nào không phải là ứng viên của Mặt trận bình dân mới, liên minh cánh tả về đầu trong cuộc bầu cử.

Theo một thăm dò dư luận của Ifop được công bố ngày 8.9, 52% người được hỏi tỏ ra hài lòng về việc tổng thống bổ nhiệm ông Barnier. Tuy nhiên, trong bối cảnh Hạ Viện không có liên minh đảng phái giành được đủ đa số để tự thành lập chính phủ, 74% người được hỏi cho rằng tân chính phủ sẽ khó vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Bên cạnh đó, Chính phủ mới của ông cũng sẽ phải nhanh chóng thúc đẩy các chính sách cải cách và phải thuyết phục được Quốc hội phê duyệt dự thảo ngân sách năm 2025, theo kế hoạch phải được trình Quốc hội trước ngày 1.10 tới.

Pháp cũng đang đứng trước sức ép đệ trình kế hoạch giảm thâm hụt công lên Ủy ban châu Âu (EC). Reuters đưa tin ngày 8.9 rằng Paris đã đề nghị dời hạn nộp kế hoạch sau hạn chót là ngày 20.9 để khớp với dự thảo ngân sách năm 2025 của Pháp.

Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.