Khoa mới sẽ tăng cường số lượng bài giảng, cung cấp nhiều cơ hội thực tập thực địa và mở rộng đội ngũ giảng viên. Các nghiên cứu không chỉ giới hạn ở địa chất và cổ sinh vật học, mà còn mở rộng sang sinh học và các lĩnh vực liên quan khác.
Theo Phó Giáo sư Mototaka Saneyoshi, một trong những chuyên gia hàng đầu tại trường, mục tiêu là biến khoa này thành trung tâm nghiên cứu và giáo dục hàng đầu về khủng long tại miền Tây Nhật Bản. Trường cũng sẽ tận dụng thế mạnh là một trường khoa học toàn diện để thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu.
Từ năm 2014, trường đã triển khai khóa học về khủng long và cổ sinh vật học, đồng thời tiếp quản dự án khai quật hóa thạch tại Sa mạc Gobi, Mông Cổ. Dự án này mang lại nhiều thành tựu, bao gồm phát hiện dấu chân khủng long lớn nhất thế giới và phát triển các phương pháp xác định niên đại hóa thạch mới. Với sự ra đời của khoa mới, sinh viên từ năm thứ 3 trở lên sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động khai quật hóa thạch, mở rộng phạm vi tiếp cận nghiên cứu và thực hành.