Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Lợi ích đối với BRICS

Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên NATO, đã nộp đơn xin gia nhập nhóm các quốc gia thị trường mới nổi BRICS. Thông tin trên được ông Yuri Ushakov, trợ lý ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa ra tại cuộc họp báo tuần trước. Ông Ushakov cho biết đơn này sẽ được Nga hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên và các nước BRICS, xem xét. Truyền thông Nga cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS có thể là tin tức đáng hoan nghênh đối với khối này trong tương lai gần.

tong-thong-tho-nhi-ky-recep-tayyip-erdogan-den-tham-du-mot-phien-hop-trong-hoi-nghi-thuong-dinh-brics-o-nam-phi-nam-2018-getty-images-17258021088151241565777.png
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến tham dự một phiên họp trong Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi năm 2018. Ảnh: Getty Images

Trong bài viết đăng ngày 8.9, tờ Sputnik của Nga đánh giá, tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là tin vui với BRICS. Năm 2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xếp hạng nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ lớn thứ 17 thế giới. Còn theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Thổ Nhĩ Kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, trung bình đạt 5,4%/năm trong giai đoạn 2002-2022 và tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ mức hơn 20% vào năm 2007 xuống còn 7,6% vào năm 2021.

Về vị trí địa lý, Sputnik cho rằng với vị trí chiến lược tại ngã tư nối liền hai châu lục Á và Âu, nằm giữa các vùng biển lớn như Địa Trung Hải, Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một "trung tâm hậu cần tự nhiên" cho vận tải hàng hóa giữa Nam và Bắc bán cầu, một yếu tố có thể mang lại lợi ích rất lớn cho mạng lưới thương mại toàn cầu của BRICS.

Thêm vào đó, tầm ảnh hưởng của Ankara ở Trung Đông có thể tăng cường thêm ảnh hưởng địa chính trị của BRICS. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là một nhân tố chủ chốt trong ngoại giao khu vực và mối quan hệ với các thị trường mới nổi trên khắp châu Phi có thể mang lại những cơ hội mới cho sự hợp tác trong BRICS.

Cơ hội đối với Thổ Nhĩ Kỳ

Ở chiều ngược lại, việc tiếp cận tốt hơn thị trường các nước thành viên BRICS có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết các vấn đề kinh tế của riêng mình, bao gồm cả lạm phát, vốn vẫn là mối quan tâm cấp bách. Việc tiếp cận nhiều hơn với các thị trường BRICS có thể mang lại sự hỗ trợ kinh tế rất cần thiết.

Tư cách thành viên BRICS cũng giúp Ankara củng cố ảnh hưởng toàn cầu và xây dựng mối quan hệ mới ngoài các đồng minh phương Tây truyền thống. Nỗ lực ngoại giao mới của Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nguyện vọng vun đắp mối quan hệ với mọi bên trong một thế giới đa cực, đồng thời vẫn hoàn thành nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên chủ chốt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Khi được hỏi về sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lưu ý rằng đất nước của ông là một đồng minh "vững chắc" của NATO. "Chúng tôi không cho rằng điều này cản trở khả năng thiết lập mối quan hệ tích cực của chúng tôi với các quốc gia như Trung Quốc và Nga. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng SCO là một giải pháp thay thế cho NATO", ông Erdogan nói. "Tương tự như vậy, chúng tôi không coi BRICS là giải pháp thay thế cho bất kỳ cấu trúc nào khác. Chúng tôi coi tất cả các cấu trúc và nền tảng liên minh này là những đội hình có chức năng riêng biệt".

Nhấn mạnh vị thế "độc nhất" của Ankara, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ củng cố vị thế của mình là "đối tác đáng tin cậy" trong tất cả các cấu trúc mà nước này tham gia. "Đó là lý do tại sao, với tư cách là thành viên NATO, chúng tôi không coi việc tương tác với các quốc gia trong SCO, BRICS, Liên minh châu Âu (EU) hoặc Tổ chức các quốc gia Turkic (OTS) là vấn đề. Chúng tôi thậm chí tin rằng những mối quan hệ này góp phần vào hòa bình thế giới", ông nói thêm.

Mục tiêu đa dạng hóa mối quan hệ

AFP cho biết, nếu đơn của Thổ Nhĩ Kỳ được BRICS chấp thuận, nước này sẽ trở thành thành viên đầu tiên của NATO tham gia một tổ chức vốn đang được xem là đối trọng với phương Tây. Bình luận về động thái gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định BRICS không có quy định nào cấm thành viên các tổ chức khác có mối quan hệ với khối.

AFP lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia BRICS trong bối cảnh nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) đến nay chưa mang lại kết quả. Thổ Nhĩ Kỳ được EU trao quy chế ứng cử viên vào năm 1999, chính thức bắt đầu đàm phán gia nhập khối từ năm 2005, song tiến trình này đã bị đình trệ kể từ năm 2018.

Chuyên gia Asli Aydintasbas tại Viện Brookings tại Washington, Mỹ, đánh giá việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS là động thái mà "cộng đồng xuyên Đại Tây Dương cần phải chú ý". "Thổ Nhĩ Kỳ không muốn rời NATO, không từ bỏ nỗ lực gia nhập EU nhưng vẫn muốn đa dạng hóa các liên minh của mình. Thổ Nhĩ Kỳ không còn coi tư cách thành viên NATO là yếu tố duy nhất định hướng chính sách đối ngoại", France 24 dẫn lời chuyên gia Asli Aydintasbas.

Trong khi đó, chuyên gia Michel Duclos tại Viện Montaigne (Paris, Pháp) cho rằng việc một thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập BRICS là chưa từng có tiền lệ, song lại không trái với các quy tắc của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh.

Trên thực tế, hôm 31.8 vừa qua, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành "một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng và được tôn trọng" nếu Ankara có thể phát triển đồng thời quan hệ với phương Đông và phương Tây. Trước đó, hồi tháng 6 năm nay, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định không coi BRICS là phương án thay thế các tổ chức khác và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là ứng viên gia nhập EU.

AFP cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ từng tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi hồi năm 2018. Theo Tân Hoa xã, Ankara cũng có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh của khối này tại Nga vào tháng 10 tới đây.

Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc thành lập BRIC vào năm 2001. Đến năm 2010, Nam Phi gia nhập, đưa khối này trở thành BRICS. Hồi đầu năm nay, Ai Cập, Iran, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Ảrập Xêút và Ethiopia cũng đã trở thành thành viên đầy đủ của BRICS. Theo France 24, số lượng các quốc gia "xếp hàng" chờ gia nhập BRICS đang không ngừng tăng lên. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, có gần 20 quốc gia khác đã nộp đơn xin tham gia BRICS.

Thế giới 24h

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.