ECB cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong vòng 5 năm

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã thông báo cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,5%.

ECB quyết định cắt giảm lãi suất sau khi triển khai chiến dịch tăng lãi suất quyết liệt từ năm 2022 để chống lại sự leo thang giá cả mạnh nhất trong vòng khoảng 4 thập kỷ. Đây là lần thứ hai trong vòng 5 năm kể từ năm 2019.

Đầu tháng 6.2024, ECB đã cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống còn 3,75% và sau đó tạm dừng vào tháng 7 và tháng 8.

Những dấu hiệu lạm phát đang trên đà giảm mạnh hơn, đã củng cố niềm tin của các nhà hoạch định chính sách trong việc tiếp tục cắt giảm lãi suất. Hội đồng thống đốc ECB do Chủ tịch Christine Lagarde đứng đầu, đã phải cân bằng giữa những lo ngại về triển vọng tăng trưởng đáng thất vọng với nhu cầu để bảo đảm rằng lạm phát đạt và duy trì ở mức mục tiêu 2% do ngân hàng ECB đặt ra.

thumbs_b_c_3c000f730db0bd0e34dca416b6c2fab4.jpg
Ảnh: Reuters

Lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gồm 20 quốc gia thành viên đã giảm từ 2,6% trong tháng 7.2024, xuống còn 2,2% trong tháng 8.2024, sau khi chạm đỉnh ở mức 10,6% vào tháng 10.2022.

Song, cùng với quyết định hạ lãi suất, ECB cũng đã hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế và giữ nguyên dự báo lạm phát. Theo đó, kinh tế khu vực Eurozone dự kiến sẽ tăng 0,8% trong năm nay thay vì 0,9% như dự báo đưa ra hồi tháng 6. Kinh tế khu vực Eurozone dự kiến tăng trưởng 1,3% và 1,5% lần lượt trong năm 2025 và 2026.

Sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung hàng hóa và nguyên liệu thô, đẩy lạm phát tăng cao, khiến ECB và Cục Dự trữ liên bang (Fed) phản ứng bằng cách liên tục tăng lãi suất. Fed cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên từ mức cao nhất trong vòng 23 năm từ 5,25% xuống 5,5% tại cuộc họp diễn ra ngày 17-18.9 tới.

Reuters

Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Nguồn: New central TV
Quốc tế

Trung Quốc nâng tuổi nghỉ hưu: Quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Cơ quan lập pháp Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định nâng tuổi nghỉ hưu. Được đưa ra lần đầu tiên sau 50 năm và sau nhiều lần trì hoãn, quyết định này được đánh giá là đặc biệt cần kíp để giúp nền kinh tế chống chọi với tình trạng già hóa dân số, vốn đang gây áp lực lên lực lượng lao động và quỹ hưu trí. Tuy nhiên, sự lo ngại của người dân về một tương lai không chắc chắn cũng như những khó khăn của thị trường việc làm đang làm gia tăng thái độ bất mãn về quyết định này.