Quốc hội Venezuela yêu cầu cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha

Chủ tịch Quốc hội Venezuela đã yêu cầu Chính phủ nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao, thương mại và lãnh sự với Tây Ban Nha, sau khi Quốc hội Tây Ban Nha công nhận nhân vật đối lập Edmundo González là Tổng thống đắc cử của quốc gia Nam Mỹ.

Jorge-rodriguez-1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez. Ảnh: Prenta Latina

Tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodríguez được đưa ra vài giờ sau khi Quốc hội Tây Ban Nha thông qua nghị quyết yêu cầu Chính phủ nước này công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập lưu vong của Venezuela, Edmundo González, là người chiến thắng hợp pháp trong cuộc bầu cử tổng thống, bất chấp sự phản đối của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.

Ông Rodriguez đề xuất dừng các chuyến bay giữa hai nước và ngay lập tức hủy mọi hoạt động thương mại với các công ty của quốc gia châu Âu này. Ông cho rằng việc Quốc hội Tây Ban Nha thông qua nghị quyết đi ngược lại phán quyết của Hội đồng bầu cử nước này, phớt lờ chiến thắng của Tổng thống Venezuela Nicolas Madur là "hành vi can thiệp thô bạo”.

“Chúng tôi, với sự tôn trọng của mình, không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào; do đó, hành động đáng lên án này là không thể chấp nhận được và ngay lập tức tạo ra bầu không khí chống Venezuela, điều này là không thể chấp nhận được”, người đứng đầu Quốc hội Venezuela đã chỉ trích.

Ông Rodriguez cùng với các chính quyền địa phương khác đã lên án lập trường của các nhà lập pháp Tây Ban Nha, đồng thời thúc đẩy Phó chủ tịch thứ nhất của Đảng Xã hội Thống nhất Venezuela, Diosdado Cabello, tái khẳng định rằng Venezuela "đã không còn là thuộc địa của Tây Ban Nha từ hơn 300 năm trước".

Ngày 11.9, Quốc hội Tây Ban Nha thông qua nghị quyết nhờ phiếu bầu từ các nhà lập pháp đối lập, bao gồm Đảng Nhân dân bảo thủ (PP) cực hữu. Tuy nhiên, việc công nhận của các nghị sỹ Tây Ban Nha chỉ mang tính biểu tượng và không có tính ràng buộc đối với Thủ tướng Pedro Sánchez. Trước đó, ông Sánchez đã nói rõ rằng nước này không công nhân vật đối lập Edmundo González làm Tổng thống Venezuela; đồng thời cho biết Chính phủ Tây Ban Nha sẽ làm việc với Brussels để tìm ra giải pháp vào cuối năm.

Nhân vật đối lập Edmundo González đã đến Madrid để xin tị nạn hôm 8.9 như một phần của thỏa thuận đã đàm phán với chính phủ Venezuela sau một tháng lẩn trốn sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 28.7.

Trong chuyến thăm Trung Quốc tuần này, ông Sánchez cho biết Madrid sẽ giữ nguyên lập trường hiện tại, đó là yêu cầu công bố hồ sơ bầu cử chi tiết khi có sự hiện diện của một bên trung gian EU. Ông nói thêm rằng cho đến khi tìm được người chiến thắng, Tây Ban Nha sẽ không công nhận Maduro hay González là người chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Về việc ông González xin tị nạn tại Tây Ban Nha, Sánchez cho biết, "quyền tị nạn chỉ là một cử chỉ nhân đạo, thể hiện cam kết nhân đạo của xã hội và chính phủ Tây Ban Nha".

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela hồi tháng 7, Hội đồng bầu cử quốc gia tuyên bố Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, 61 tuổi, đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2025-2031, với 51,2% số phiếu ủng hộ.

Trong khi đó, ứng cử viên đối lập Edmundo González Urrutia, đại diện cho Hội nghị bàn tròn thống nhất dân chủ (MUD), một liên minh tập hợp những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội Thiên chúa giáo, xã hội và bảo thủ, giành được 44,2% số phiếu bầu.

Tuy nhiên, phe đối lập Venezuela và những lực lượng cánh hữu tại Mỹ Latin cũng như một số nước phương Tây không không công nhận kết quả bầu cử, dẫn đến căng thẳng ngoại giao của Venezuela với nhiều nước.

Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Nicolas Maduro đã đạt được những thành tích nổi bật trong việc phục hồi kinh tế, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội và ổn định chính trị.

Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Nguồn: New central TV
Quốc tế

Trung Quốc nâng tuổi nghỉ hưu: Quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Cơ quan lập pháp Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định nâng tuổi nghỉ hưu. Được đưa ra lần đầu tiên sau 50 năm và sau nhiều lần trì hoãn, quyết định này được đánh giá là đặc biệt cần kíp để giúp nền kinh tế chống chọi với tình trạng già hóa dân số, vốn đang gây áp lực lên lực lượng lao động và quỹ hưu trí. Tuy nhiên, sự lo ngại của người dân về một tương lai không chắc chắn cũng như những khó khăn của thị trường việc làm đang làm gia tăng thái độ bất mãn về quyết định này.