Tổng thống Pháp từ chối bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả: Ổn định hay chia rẽ?

Sau đợt tham vấn đầu tiên với các chính đảng tại điện Elysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chính thức bác bỏ khả năng thành lập một chính phủ của liên minh cánh tả; đồng thời cho biết sẽ mở các cuộc tham vấn mới ngay từ hôm nay để cố tìm được một tân thủ tướng. Tuyên bố của ông Macron đã khiến phe cánh tả tức giận, báo hiệu một cuộc chung sống chính trị khó khăn và chia rẽ.

Tổng thống Macron: Lựa chọn “vì sự ổn định”

Bảy tuần sau vòng hai của cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra ngày 7.7 đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP), Tổng thống Macron đã từ chối bổ nhiệm ứng viên của liên minh này làm Thủ tướng. NFP trước đó đã đề cử nhà kinh tế học 37 tuổi Lucie Castets, hiện là Giám đốc tài chính Tòa thị chính Paris, làm tân thủ tướng và chịu trách nhiệm thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Pháp từ chối bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả: Ổn định hay chia rẽ? -0
Tổng thống Macron tuyên bố không bổ nhiệm Thủ tướng cánh tả. Ảnh: AFP

Lý do Tổng thống Pháp đưa ra là, mặc dù giành được số ghế nhiều nhất tại Quốc hội, song NFP không bảo đảm được thế đa số, do vậy, một Chính phủ hay một Thủ tướng của đảng cánh tả sẽ nhanh chóng bị toàn bộ các khối dân biểu của các đảng khác trong Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Theo thông cáo của điện Elysée, vì “sự ổn định của thể chế”, ông Macron không thể chọn trao ghế Thủ tướng cho phe cánh tả. "Tôi có trách nhiệm không được để cho đất nước rơi vào tình trạng bế tắc hay suy yếu. Tôi kêu gọi mọi thủ lĩnh chính trị hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm", ông Macron nói.

Lý do ông Macron đưa ra hoàn toàn có căn cứ, bởi sau cuộc bầu cử lập pháp, Quốc hội Pháp gần như được chia đều giữa ba phe gồm NFP với hơn 190 nghị sĩ, liên minh trung hữu của ông Macron với 160 ghế và đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (NR) của bà Marine Le Pen với 140 ghế. Không nhóm nào chiếm thế đa số áp đảo và các phe vẫn từ chối thỏa hiệp với nhau, khiến nước Pháp đến nay chưa thể thành lập chính phủ mới.

Tổng thống Pháp kêu gọi các lãnh đạo chính trị nên thể hiện “tinh thần trách nhiệm” và đặc biệt ông thúc giục các đảng cánh tả bao gồm cả đảng Xã hội (PS), đảng Cộng sản (PCF) và đảng Xanh “hợp tác với các lực lượng chính trị khác”, để thành lập một Chính phủ liên minh. Ông Macron muốn phe cánh tả loại bỏ đảng Nước Pháp bất khuất (LFI), một đảng cực tả có khuynh hướng cực đoan, và hai đảng cực hữu khác, ra khỏi liên minh bởi sự tồn tại của các đảng này trong liên minh sẽ dẫn khiến các đảng khác bỏ phiếu chống trong bất kỳ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nào tại Quốc hội.

Đối với Tổng thống Pháp, đảng cực tả Nước Pháp bất khuất là nhân tố “nguy hiểm” với chương trình tranh cử gần như loại bỏ những thành tựu mà ông Macron và chính phủ trung hữu đã đạt được trong suốt thời gian qua, nổi bật trong đó là luật cải cách hưu trí, nhập cư và thúc đẩy điện nguyên tử.

Theo quy định của Hiến pháp, Tổng thống có toàn quyền trong việc lựa chọn Thủ tướng và ông Macron hoàn toàn có thể bổ nhiệm một nhân vật không thuộc đảng giành chiến thắng. Tuy nhiên, điều quan trọng là ứng cử viên Thủ tướng phải giành được sự ủng hộ của đa số tại Quốc hội.

Phe cánh tả: “Cuộc tấn công vào nền dân chủ”

Quyết định trên của ông Macron đã gây ra một trận bão phản ứng mạnh mẽ của các đảng cánh tả. Lần lượt lãnh đạo các đảng cánh tả trong liên minh NFP đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng ông Macron đang cố gắng phủ nhận kết quả cuộc bầu cử Quốc hội, đi ngược nền dân chủ khi không tuân theo nguyện vọng của người dân, không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một Tổng thống và nhất là đang muốn chia rẽ, làm suy yếu liên minh cánh tả bằng cách loại đảng mạnh nhất là đảng Nước Pháp bất khuất.

Theo hãng tin AFP, điều phối viên toàn quốc của NFP, Manuel Bompard, đã lên án quyết định của Tổng thống là “một đòn tấn công phi dân chủ không thể chấp nhận được”.

Thủ lĩnh đảng Xanh Marine Tondelier thì chỉ trích quyết định của ông Macron là "đáng hổ thẹn" và xem thường kết quả bầu cử Quốc hội. Bà Tondelier lưu ý cuộc bầu cử vừa qua đã chứng tỏ đa số người dân muốn thay đổi, đồng thời chỉ trích ông Macron đang gây ra "hỗn loạn và bất ổn" cho nước Pháp.

Lãnh đạo đảng Nước Pháp bất khuất Jean-Luc Melechon kêu gọi liên minh cánh tả "đáp trả chính trị kiên quyết và khẩn trương”. Thậm chí, đảng này còn tuyên bố sẽ tiến hành thủ tục truất phế Tổng thống Macron. “Nếu Tổng thống vẫn không chấp nhận kết quả phổ thông đầu phiếu, trong đó NFP dẫn đầu và từ chối bổ nhiệm Lucie Castets làm Thủ tướng, các nghị sĩ đảng Nước Pháp bất khuất sẽ trình đề xuất luận tội. Bất kỳ đề cử nào khác cho vị trí thủ tướng, nếu không phải là Lucie Castets, đều sẽ vấp phải đề xuất phản đối tại Quốc hội", đảng Nước Pháp bất khuất tuyên bố.

Thời gian không ủng hộ Tổng thống

Ngay trong ngày 27.8, ông Macron đã mở các cuộc tham vấn mới tại điện Elysée để tìm kiếm thỏa hiệp chính trị. Ông đã tiếp hai cựu tổng thống, một số cựu thủ tướng, các chính khách có tên tuổi khác, cũng như lãnh đạo các chính đảng, ngoại trừ hai đảng cực hữu là đảng Tập hợp Quốc gia của bà Marine Le Pen, đảng Những người Cộng hòa của ông Eric Ciotti và đảng cực tả Nước Pháp bất khuất.

Tuy nhiên, trên đài truyền hình France 2 hôm 27.8, lãnh đạo đảng NFP tuyên sẽ không tham gia các cuộc tham vấn ở Elysée nếu Thủ tướng không là phải là ứng viên của họ, bà Lucie Castets.

Thời gian không còn nhiều cho Tổng thống Pháp vì ngày 28.8 ông phải dành thời gian dự lễ khai mạc Paralympic Paris 2024 (Thế Vận hội cho người khuyết tật), trước khi đi thăm Serbia trong hai ngày 29 và 30.8. Chính phủ của Thủ tướng mãn nhiệm Gabriel Attal đã phải xử lý mọi công việc trong suốt 41 ngày qua, điều chưa từng có từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay. Mặc dù Hiến pháp không đưa ra thời hạn buộc Tổng thống phải bổ nhiệm thủ tướng mới, nhưng về nguyên tắc, ngân sách mới của Nhà nước sẽ phải được một chính phủ mới đệ trình ngày 1.10. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Macron sẽ không có quá nhiều thời gian.

Ý kiến bạn đọc

Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan: Tổng thống ủng hộ mối quan hệ đối tác thực chất với Việt Nam

Những ngày qua, các hãng thông tấn, báo chí đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Trong đó, các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt nhấn mạnh phát biểu của Tổng thống Uzbekistan trong cuộc tiếp Chủ tịch Quốc hội, rằng Tashkent ủng hộ thúc đẩy mối quan hệ thực chất với Việt Nam.

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI
Thế giới 24h

Cảnh giác với ô nhiễm môi trường từ các ứng dụng AI

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, từ việc tiêu thụ năng lượng lớn, phát thải khí nhà kính cho đến rác thải điện tử và ảnh hưởng tới đa dạng sinh học. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, cần có sự kết hợp giữa thiết kế sản phẩm AI bền vững, chính sách quản lý hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.