Iran “bật đèn xanh” cho khả năng nối lại đàm phán với Mỹ

Lãnh tụ tối cao của Iran đã mở cánh cửa cho các cuộc đàm phán mới với Mỹ về chương trình hạt nhân của nước này, khi ông khẳng định việc đối thoại với Washington vào một số thời điểm là cần thiết.

Định hướng cho Chính phủ mới

Phát biểu tại cuộc họp với Chính phủ mới của Iran hôm 27.8, Lãnh tụ tối cao, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho rằng, Iran có thể sẽ phải đối thoại với “đối thủ” trong một số tình huống nhất định. “Điều đó không có hại đối với Iran, nhưng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào tiến trình này”.

Iran “bật đèn xanh” cho khả năng nối lại đàm phán với Mỹ -0
Đại giáo chủ Ali Khamenei trong cuộc họp với Chính phủ mới của Tổng thống Masoud Pezeshkian hôm 27.8. Ảnh: Reuters

Tuyên bố của Đại giáo chủ ám chỉ tới thời điểm năm 2015, khi Iran đạt thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử với các cường quốc thế giới, trong đó, Tehran chấp nhận cắt giảm đáng kể chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.

Tuyên bố của Lãnh tụ tối cao Iran cũng đồng thời vạch ra đường hướng và khuôn khổ cho Chính phủ mới của Tổng thống theo đường lối cải cách Masoud Pezeshkian, người cho rằng nền kinh tế của nước này sẽ không thể được cải thiện nếu các lệnh trừng phạt quốc tế không được dỡ bỏ thông qua một tiến trình đàm phán.

Tân Tổng thống Pezeshkian, một cựu nhà lập pháp đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 6, thay thế Tổng thống cứng rắn Ebrahim Raisi thiệt mạng do một vụ tai nạn máy bay. Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông nhận được sự ủng hộ nhờ cam kết cải tổ và thúc đẩy nối lại đàm phán với phương Tây. Những phát biểu của ông Ali Khamenei với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao của Iran có thể cung cấp cơ sở chính trị để Tổng thống Pezeshkian thúc đẩy chương trình nghị sự của mình. Bộ trưởng Ngoại giao mới của Pezeshkian, Abbas Araghchi, là người đã từng tham gia sâu vào các cuộc đàm phán thỏa thuận năm 2015.

Trong quá khứ, ông Khamenei từng bác bỏ đàm phán với Washington sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Tuy nhiên, đã có những cuộc đàm phán gián tiếp bí mật giữa Iran và Mỹ trong những năm gần đây do Oman và Qatar làm trung gian. Nhận xét của ông Khamenei được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Qatar đến thăm nước này.

Cần hành động thiện chí

Khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố trên, Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời The Associated Press: “Chúng tôi sẽ đánh giá giới lãnh đạo Iran bằng hành động chứ không phải lời nói của họ”.

"Từ lâu, chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi coi ngoại giao là cách tốt nhất để đạt được một giải pháp hiệu quả và bền vững liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. "Tuy nhiên, chúng tôi chưa thể đạt được điều đó vào thời điểm hiện tại, xét đến sự leo thang của Iran trên mọi phương diện, bao gồm cả trong chương trình hạt nhân và việc nước này không hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc”.

“Nếu Iran muốn thể hiện sự nghiêm túc hoặc cách tiếp cận mới, họ nên ngừng leo thang hạt nhân và bắt đầu hợp tác thực chất với IAEA”, tuyên bố cho biết.

Vượt qua chướng ngại vật

Tuy nhiên giới phân tích đặt câu hỏi liệu ông Pezeshkian sẽ có bao nhiêu không gian để hành động, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình Trung Đông ngày càng căng thẳng, liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas và những diễn biến gần đây sau vụ một lãnh đạo Hamas bị ám sát tại thủ đô Tehran.

Kể từ khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận, Iran đã dỡ bỏ mọi giới hạn mà thỏa thuận đặt ra đối với chương trình hạt nhân của nước này; đồng thời nâng mức làm giàu uranium lên tới độ tinh khiết 60% - gần mức 90% dùng để chế tạo vũ khí. Iran cũng cho phá hủy các camera giám sát do IAEA lắp đặt và cấm các thanh sát viên quốc tế tới làm nhiệm vụ. Nước này cũng công khai tuyên bố có thể theo đuổi vũ khí nguyên tử.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Iran và Israel đã lên đến đỉnh điểm liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas ở Dải Gaza. Tehran đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa chưa từng có vào Israel hồi tháng 4 sau khi Israel tấn công tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Syria khiến hai vị tướng Iran và những người khác thiệt mạng. Vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran cũng làm căng thẳng thêm tình hình khu vực khi Iran đe dọa sẽ trả đũa Israel.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới cũng là một chướng ngại đối với bất kỳ triển vọng nối lại đàm phán nào giữa hai nước. Trong khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Biden chấp nhận tham gia vào các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran, vẫn chưa rõ điều đó có được tiếp nối như thế nào nếu bà Kamala Harris giành chiến thắng. Triển vọng càng mờ mịt nếu Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

RANE Network, một công ty nghiên cứu rủi ro, cho biết nếu bà Harris chiến thắng, "hai bên nhiều khả năng đạt được thỏa thuận khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas kết thúc". RANE cho biết trong một bài phân tích hôm 27.8 rằng: "Khi các cuộc đàm phán bắt đầu, Iran có thể sẽ yêu cầu nhiều biện pháp phòng vệ hơn để ngăn chặn nguy cơ Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận mới sau khi nước này đã làm như vậy vào năm 2018”. Và, “do lo ngại về tính bền vững của một thỏa thuận mới, Iran cũng sẽ khó chấp nhận nhiều nhượng bộ hơn về hạt nhân, như tháo dỡ các máy ly tâm tiên tiến hơn, vì Iran muốn tái khởi động chương trình hạt nhân của mình nhanh nhất có thể trong trường hợp một lần nữa rút khỏi thỏa thuận”.

Cuộc họp hôm 27.8 giữa Lãnh tụ tối cao Khamenei và Nội các mới của Iran có cả sự  xuất hiện của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif, người đã giúp Iran đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử năm 2015. Sau cuộc họp, ông Zarif cho biết trong một thông điệp trực tuyến rằng ông sẽ tiếp tục giữ chức Phó tổng thống trong chính quyền của Pezeshkian, một dấu hiệu cho thấy Tehran đã sẵn sàng thúc đẩy cách tiếp cận hòa dịu hơn với các nước phương Tây.

Thế giới 24h

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận:

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu
Thế giới 24h

Trung Quốc xem xét tăng tuổi nghỉ hưu

Quốc hội Trung Quốc đã đánh giá kế hoạch chính thức về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu, đánh dấu bước đi quan trọng nhằm giảm bớt áp lực kinh tế xuất phát từ tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút. 

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp
Quốc tế

Singapore thông qua luật phân bổ điện trong trường hợp khẩn cấp

Cơ quan Thị trường năng lượng Singapore (EMA) có thể sẽ thực hiện phân bổ điện như một "biện pháp cuối cùng" trong thời kỳ khủng hoảng, ưu tiên cho các dịch vụ quan trọng. Quyết định về việc phân bổ điện được đưa ra sau khi Dự luật hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Singapore được thông qua vào hôm 9.9.

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam
Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế khâm phục trước “tình người trong bão” của người dân Việt Nam

Những ngày qua, các câu chuyện cảm động về sự giúp đỡ giữa người với người trong cơn bão Yagi đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khiến không chỉ người dân Việt Nam cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương mà bạn bè quốc tế cũng bày tỏ sự cảm phục và xúc động trước tình người và sự đoàn kết của người dân Việt Nam. 

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế
Quốc tế

Nữ ứng cử viên Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi "tái sinh" đảng và ưu tiên kinh tế

Ngày 9.9, Bộ trưởng An ninh kinh tế Nhật Bản Sanae Takaichi đã trở thành ứng cử viên nữ đầu tiên và là ứng cử viên thứ bảy tham gia cuộc đua vào vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, chỉ ba ngày trước khi chiến dịch vận động chính thức bắt đầu vào 12.9. Bà công bố quyết định tranh cử với ưu tiên về tăng trưởng kinh tế và kêu gọi tái sinh đảng cầm quyền.

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025
Quốc tế

Australia thông qua luật yêu cầu phải báo cáo bắt buộc về khí hậu vào năm 2025

Hạ viện Australia vừa đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với việc thông qua dự luật sửa đổi Luật Ngân khố ngày 9.9. Văn bản pháp lý này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ phải báo cáo các thông tin liên quan đến các rủi ro, cơ hội về khí hậu và lượng khí thải nhà kính trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, bắt đầu từ năm 2025.

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn
Thế giới 24h

Nước Pháp đứng trước tháng ngày bất ổn

Chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của nước Pháp, cựu ủy viên châu Âu, chính trị gia cánh hữu Michel Barnier phải đối mặt với cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên nhằm phản đối ông trở thành Thủ tướng và việc Tổng thống phớt lờ kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7, vốn đưa đến chiến thắng cho liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP).

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Thế giới 24h

Tại sao BRICS sẽ mở rộng cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ?

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có thể đánh giá tích cực về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ vì quy mô kinh tế và vị trí địa chiến lược của quốc gia này, tờ Sputnik của Nga bình luận việc Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.