49.300 thanh thiếu niên được trang bị kiến thức bệnh không lây nhiễm

49.300 thanh thiếu niên được trang bị kiến thức phòng chống bệnh không lây nhiễm trong hơn 3 năm; đồng thời nội dung phòng chống bệnh không lây nhiễm đã được các cơ quan chức năng lồng ghép vào Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2021 - 2030.

49.300 thanh thiếu niên được trang bị kiến thức bệnh không lây nhiễm -0
Chương  trình YHP Việt Nam đã nhận được sự  quan tâm của thanh thiếu niên

Đó  là  kết  quả  đáng  ghi nhận sau 3 năm  thực  hiện  chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên (YHP) tại Việt Nam. YHP là một sáng kiến toàn cầu nhằm đầu tư cho cộng đồng của AstraZeneca, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, giúp họ phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất: ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính và các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Với tổng vốn đầu tư 750,000 bảng Anh, YHP Việt Nam đã được triển khai tại quận Hai Bà Trưng và Đông Anh, Hà Nội từ năm 2019 với trọng tâm là giải quyết các yếu tố nguy cơ chính của bệnh không lây nhiễm như sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu, ít vận động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và ô nhiễm không khí, cũng như hỗ trợ quyền và sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các thị trường mới nổi khu vực châu Á Nitin Kapoor cho biết: “Giới trẻ có sức mạnh để tạo nên một thế giới lành mạnh hơn, bền vững hơn. Thông qua chương trình YHP, chúng tôi cung cấp thông tin và tạo nền tảng để các em được trao quyền trở thành những người phấn đấu cho sức khỏe của chính mình và cộng đồng”

Sau ba năm triển khai thành công, Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng đích. Cụ thể, hơn 49.300 thanh thiếu niên tại các trường học, đại học và khu công nghiệp đã trực tiếp được truyền thông về các hành vi nguy cơ dẫn tới bệnh không lây nhiễm thông qua hơn 1.000 cuộc thi sáng tạo, thảo luận và hoạt động nhóm do 538 giáo dục viên đồng đẳng thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung chính về phòng chống bệnh không lây nhiễm đã được lồng ghép vào Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2021 - 2030 và một số nội dung chính sách quan trọng khác...

Giám đốc Quốc gia Plan International tại Việt Nam Sharon Kane đánh giá. “Chương trình hỗ trợ thanh niên nâng cao nhận thức và kiến thức về cách phòng chống các bệnh không lây nhiễm như chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, giảm sử dụng rượu bia, thuốc lá, góp phần loại bỏ ô nhiễm không khí để đảm bảo các em có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống tương lai.”

Còn theo đánh giá của giáo dục viên đồng đẳng Nguyễn Văn Nghĩa, Chương trình thực sự hữu ích vì nó trang bị cho người trẻ như em kiến thức và khả năng để không chỉ dẫn dắt mà còn giúp đỡ những người xung quanh em.

Được biết, kể từ khi ra mắt toàn cầu vào năm 2010, YHP đã cung cấp kiến thức và thông tin cho hơn 40 triệu thanh niên tại hơn 30 quốc gia trên 5 lục địa. Chương trình đã được trao Giải thưởng Đạo đức Doanh nghiệp là chương trình đầu tư cộng đồng tốt nhất trong năm vào 2018. Đồng thời, YHP cũng được công nhận vì tập trung vào một lĩnh vực có nhu cầu lớn với cách tiếp cận rõ ràng và hiệu quả.

Giáo dục

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo
Chính trị

Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia
Giáo dục

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia trong việc phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là các ngành công nghệ then chốt như công nghệ thông tin và truyền thông, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến và năng lượng xanh...

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển
Giáo dục

Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.