Thái Bình: Cách chức Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Viết Hiển

Ngày 27.9, UBND tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kỷ luật cách chức Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Viết Hiển. Đồng thời thực hiện các hình thức kỷ luật phù hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan tới vụ việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

Cụ thể theo Thông báo của UBND tỉnh Thái Bình, sau khi nhận được đơn của công dân và dư luận xã hội phản ánh về những bất thường trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh thanh tra đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ quyền hạn được giao đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình.

78805a221a988e79ef3f42d7c5bfd418-1724136507265.png
Lãnh đạo Thanh tra tỉnh Thái Bình thông báo kết luận thanh tra tại buổi họp báo ngày 20.8.2024

Trên cơ sở Kết luận thanh tra, ngày 20.8.2024, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tỉnh Thái Bình; đồng thời chỉ đạo Thanh tra tỉnh tiếp tục thanh tra đối với Sở GD-ĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức Kỳ thi.

Ngày 20.9.2024, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các Quyết định kỷ luật đối với công chức lãnh đạo, quản lý của Sở GD-ĐT.

Trong đó, ông Nguyễn Viết Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, kỷ luật bằng hình thức: Cách chức.

Bà Trần Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, kỷ luật bằng hình thức: Khiển trách.

Ông Đặng Xuân Phong, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Đối với ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, kiểm điểm rút kinh nghiệm tại Hội nghị kiểm điểm đối với công chức lãnh đạo quản lý của Sở GD-ĐT.

Đối với những tập thể, cá nhân thuộc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo có hành vi vi phạm đã được nêu trong các Kết luận thanh tra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, xử lý theo trình tự, thủ tục, theo phân cấp và theo thẩm quyền bảo đảm khách quan, công bằng; minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật. Sau khi có kết quả, Sở GD-ĐT báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định.

Việc xử lý đối với các cá nhân để xảy ra vi phạm thể hiện tinh thần giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe những cũng hết sức cương quyết và nghiêm minh; cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm đã tự nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật.

Bài học sâu sắc

UBND tỉnh Thái Bình, đã chỉ đạo Sở GD-ĐT tiến hành các thủ tục theo thẩm quyền để công bố kết quả điểm thi của các thí sinh và tổ chức xét tuyển theo quy định để đảm bảo thời gian thực hiện kế hoạch năm học trên cơ sở nguyên tắc học thật, thi thật, kết quả thật.

Sau hai đợt xét tuyển đã tuyển được 525 chỉ tiêu vào Trường THPT Chuyên và 15.770 chỉ tiêu vào các trường THPT công lập đại trà.

Sau khi công bố điểm (ngày 20.8.2024) có 252 thí sinh với tổng số 490 bài thi đề nghị phúc khảo, kết quả có 489 bài thi không thay đổi điểm, 01 bài thi tăng 0,5 điểm nhưng không làm thay đổi kết quả tuyển sinh.

Ngày 04.9.2024, trên cơ sở chỉ tiêu được giao, số lượng học sinh không nhập học và đề nghị của Hội đồng tuyển sinh các trường THPT công lập, Sở GD-ĐT đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của các trường; kết quả có 87 thí sinh được tuyển bổ sung. Tổng số thí sinh được phê duyệt trúng tuyển là 16.287 thí sinh.

Theo UBND tỉnh Thái Bình, việc để xảy ra các sai sót, vi phạm và phải xử lý cán bộ lãnh đạo ngành Giáo dục tỉnh Thái Bình là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, đây cũng là bài học sâu sắc, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tổ chức các kỳ thi của ngành Giáo dục; đồng thời, cũng là kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025
Giáo dục

Ivy Global School đón gần 1.000 học sinh từ 11 quốc gia trong năm học 2024 - 2025

Trường Quốc tế Mỹ trực tuyến Ivy Global School (IGS) vừa khai giảng năm học 2024-2025, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều dấu ấn đặc biệt. Lễ khai giảng đã được tổ chức long trọng tại Eastin Grand Hotel Saigon, thu hút hơn 500 giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia trực tiếp và trực tuyến.

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?
Giáo dục

Tìm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghệ cao?

Đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao còn hạn chế về số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm hiện đại không theo kịp những công nghệ tiên tiến trên thế giới; nhóm nghiên cứu mạnh về lĩnh vực công nghệ cao còn rất ít... giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên?

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.