Trường Đại học Ngoại thương đón tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản

Ngày 24.9, Phân Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC-HCMC) – Trường Đại học Ngoại thương đã tiếp đón ngài Komura Masahiro - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và ông Ono Masuo – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh

39c6c8d44f0de953b01c.jpg
Ngài Komura Masahiro - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và ông Ono Masuo – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác thăm và làm việc với Ban lãnh đạo Viện VJCC – Trường Đại học Ngoại thương

Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền, Viện trưởng Viện VJCC đã gửi lời chào mừng nồng nhiệt đến ngài Thứ trưởng và đoàn công tác, đồng thời giới thiệu về quá trình hình thành, xây dựng Viện VJCC với những thành quả mà Dự án VJCC đã đạt được kể từ năm 2002 đến nay.

Viện trưởng nhấn mạnh đặc trưng nổi trội của Dự án VJCC là góp phần phát triển nguồn nhân lực quản lý cho hơn 1000 doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực sản xuất, chế tạo, thương mại dịch vụ… thông qua các chương trình đào tạo như Keieijuku, CEO… kết hợp với các hoạt động tư vấn, kết nối kinh doanh, gắn kết cộng đồng doanh nghiệp hai quốc gia.

z5867664633161_8953668b37aa3677b9b46d75cb9f463a.jpg
PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền- Viện trưởng VJCC giới thiệu về các hoạt động của Phân Viện với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro và đoàn công tác

Bên cạnh việc phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp, từ năm 2017, VJCC được Trường đại học Ngoại Thương nâng cấp thành Viện VJCC và giao nhiệm vụ triển khai các chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) từ năm học 2017-2018 và chuyên ngành Kinh doanh số (DB) từ năm học 2022-2023.

Mỗi năm, hai chương trình thu hút khoảng 120 sinh viên đầu vào thuộc TOP 5% cao nhất cả nước theo học, nâng quy mô đào tạo cử nhân của Viện VJCC lên 400 sinh viên/năm. Các CTĐT đều được xây dựng trên cơ sở phát huy các thế mạnh của VJCC trong đào tạo đề cao tính thực tiễn, tri thức hiện đại và khai thác tối đa mạng lưới kết nối với các cơ quan tổ chức Nhật Bản như JICA, JETRO, JCCI … và các trường ĐH Rikkyo, ĐH Công nghệ Chiba, ĐH Waseda, ĐH Nagano...

Trong suốt 22 năm qua, VJCC luôn nỗ lực khẳng định và duy trì uy tín là cầu nối, là trung tâm/hub thông tin trao đổi giữa các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, học giả, học viên và sinh viên của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

VJCC Hà Nội và VJCC HCMC trở thành hai điểm tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hóa giáo dục, kết nối tri thức và kết nối kinh doanh uy tín và chất lượng. PGS.TS Nguyễn Thị Hiền đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, đến các cơ quan Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan JICA … đã luôn quan tâm, hỗ trợ Dự án VJCC.

z5867664626204_0cb7dd3855ba865adc7bac7cf9ddc1cd.jpg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro lắng nghe chia sẻ từ các Doanh nhân Keieijuku miền Nam

Viện trưởng rất mong đợi Chính phủ Nhật Bản, Bộ Ngoại giao, cơ quan JICA và các tổ chức liên quan sẽ duy trì sự hợp tác bền chặt và hỗ trợ sâu rộng hơn nữa cho VJCC ở nhiều hoạt động giáo dục và kết nối, nhằm giúp VJCC dần hoàn thiện hệ sinh thái đào tạo nhân lực – kết nối kinh doanh cho cộng đồng và xã hội.

Ngài Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro chia sẻ một số thông tin của chuyến công tác, đồng thời bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến Chương trình Kinh doanh cao cấp - Keieijuku tại Viện VJCC, về thời gian và nội dung học cũng như những kỳ vọng về giá trị mà chương trình mang đến cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Komura Masahiro nhận định, Việt Nam là một dân tộc chăm chỉ và người Việt có nhiều nét tương đồng với người Nhật, nhất là trong triết lý sống, triết lý dân tộc. Vì vậy mà các doanh nghiệp hai nước cũng rất dễ dàng thấu hiểu triết lý kinh doanh và tiến tới hợp tác dài lâu.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng cũng lắng nghe các ý kiến của doanh nhân Keieijuku miền Nam, bày tỏ sự cảm kích và kỳ vọng cộng đồng doanh nhân Keieijuku Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng kết nối, góp sức đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Ngài Thứ trưởng chúc Viện VJCC ngày một phát triển và thành công với sứ mệnh của mình.

z5867664622402_cbc8cc867e4b146239c47e67a60aab4e.jpg
Thứ trưởng Komura Masahiro dự giờ lớp học Keieijuku khóa 20

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cùng các cán bộ Đoàn công tác đã ghé thăm, dự giờ chuyên đề “Chiến lược quản trị - học phần thực hành” do chuyên gia-TS. Kawaguchi Shinichiro giảng dạy cho lớp Keieijuku khóa 20 TpHCM.

5a53bd1f3bc69d98c4d7.jpg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro dự giờ chuyên đề “Chiến lược quản trị - học phần thực hành” do chuyên gia TS. Kawaguchi Shinichiro giảng dạy tại Lớp Keieijuku 20 TP. Hồ Chí Minh

Không khí học tập sôi nổi với phần làm việc nhóm và thuyết trình về các mục tiêu kinh doanh của công ty theo mô hình BSC đã phần nào giúp Thứ trưởng và đoàn công tác hình dung dễ hơn về mô hình học tập dành cho doanh nhân của Dự án VJCC đã và đang được cộng đồng và xã hội rất đón nhận.

Nhịp cầu giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn
Giáo dục

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn

GS.TS Phan Mạnh Hưởng - Giáo sư Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) cho rằng các trường, viện đào tạo cần “ngồi lại” với các tập đoàn để thấy được nhu cầu của tập đoàn, kỹ năng mà sinh viên cần có khi làm việc trong các nhà máy, thậm chí phải mời chuyên gia từ các tập đoàn đến đào tạo ngay tại chỗ.