Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ nhà giáo

Cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành sự cần thiết xây dựng dự án luật, song đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung, bảo đảm thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Sáng 28.9, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 8, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã cho ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo. Đây được đánh giá là dự án luật mới và rất khó, đối tượng áp dụng rộng, tác động lớn.

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 7.7.2023, gồm: định danh nhà giáo, tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo, quản lý nhà nước về nhà giáo.

z5875755661928_ee7b54a0a8efaa88abf6b9b2f9df7084.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên họp

Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, dự thảo 5 Luật Nhà giáo gồm 9 chương, 49 điều. Không chỉ ngắn gọn hơn về mặt nội dung, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng cũng đã rút gọn.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật này quy định về nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

Luật Nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo trong các trường công lập, trường dân lập, trường tư thục; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục; tổ chức, cá nhân có liên quan.

z5875755668513_3d4cfd008afee9de85349c6e13cc6ddf.jpg
Các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tham dự phiên họp

Xây dựng chính sách tiền lương cho nhà giáo là một trong những vấn đề lớn được quy định trong các văn kiện của Đảng nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Tuy nhiên, theo các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, dự thảo Luật Nhà giáo chưa thể chế hóa được chủ trương này.

Dự thảo Luật quy định nhiều chính sách mới liên quan tới nguồn lực về tài chính, nhân lực . Tuy nhiên, Báo cáo đánh giá tác động và Tờ trình của Chính phủ, ngoài vấn đề tiền lương, chưa có đánh giá cụ thể về những vấn đề nêu trên.

Một số quy định về quyền nhà giáo trong dự thảo Luật không phải là quyền, mà là nhiệm vụ trong hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, hoạt động giảng dạy, đánh giá kết quả học tập; phân phối thời lượng và sắp xếp nội dung theo chương trình giáo dục…

Tán thành quy định về chính sách hỗ trợ nhà giáo, tuy nhiên, các đại biểu đề nghị đánh giá kỹ tác động, xác định đối tượng nhà giáo được thụ hưởng, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Nhiều ý kiến băn khoăn việc có thêm chính sách hỗ trợ với đối tượng “nhà giáo trẻ”, đề nghị làm rõ như thế nào là nhà giáo trẻ; sự cần thiết có chính sách ưu tiên về tiền lương, đãi ngộ và an sinh xã hội đối với nhà giáo trẻ; lý do nhà giáo trẻ được được ưu tiên...

z5875755657130_cdcc266ec61aa584ed18c610f1de1f88.jpg
Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến dự án Luật Nhà giáo

Về chính sách thu hút nhà giáo, có ý kiến băn khoăn vì có sự trùng lặp trong quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp, nhà công vụ; chưa bao quát hết đối tượng cần được thu hút; chưa có chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, rà soát các quy định này; cụ thể hóa nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách thu hút nhà giáo.

Đây là luật quy định cho đối tượng (nhà giáo), có thể xung đột với các luật chuyên ngành liên quan. Vì vậy, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát thật kỹ, đặc biệt đối với Luật Viên chức, Bộ luật Lao động, các luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực giáo dục bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật; giải quyết được những vấn đề vướng mắc và xử lý được những xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Ghi nhận và đánh giá cao sự cầu thị của Ban soạn thảo dự án Luật Nhà giáo, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý qua nhiều kênh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Thường trực Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban soạn thảo; đồng thời mong muốn các thành viên Ủy ban tiếp tục nghiên cứu, góp ý để hoàn thiện dự án Luật một cách tốt nhất, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của nhà giáo và xã hội.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua dự thảo Báo cáo tham gia thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025 với lĩnh vực Ủy ban phụ trách; dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025.

Chính trị

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai

Kết luận Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 5 bài học trong công tác dự báo, cảnh báo, lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện để làm tốt hơn khi xảy ra tình huống thiên tai phức tạp sau này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quan trọng là chất lượng, không vì số lượng mà bỏ qua quy trình, thủ tục

Thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải rà soát, thống kê cụ thể số lượng đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp mà Chính phủ, địa phương chưa đề nghị thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, quan trọng là chất lượng, không vì số lượng theo quy định mà bỏ qua quy trình, thủ tục, hồ sơ không đầy đủ.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3

Sáng 28.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chào Lãnh tụ cách mạng, Đại tướng Raul Castro
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chào Lãnh tụ cách mạng, Đại tướng Raul Castro

Sáng 27.9 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến chào Đại tướng Raul Castro, Lãnh tụ cách mạng Cuba. Cùng dự cuộc tiếp về phía Cuba có đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz Canel Bermudez.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Điện cảm ơn Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch Cuba

Trưa 27.9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
Báo Đại biểu Nhân dân xin đăng phát toàn văn Điện cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Cuba

Vào lúc 1 giờ chiều ngày 27.9 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô La Habana, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba theo lời mời của Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba
Theo dòng sự kiện

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở La Habana
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở La Habana

Sáng 27.9 (theo giờ địa phương), nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana, Cuba.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao
Chính trị

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về văn hóa, du lịch, thể thao

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng công tác năm 2025 và việc sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Toàn cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy sự gắn kết giữa khoa học công nghệ với các ngành, lĩnh vực chiến lược

Chiều 27.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh mới” tổ chức Hội thảo “Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay”.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Giải trình về giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy

Chiều 27.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Ban Dân nguyện tổ chức phiên họp giải trình, cung cấp thông tin về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế

Sáng 27.9, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, Ủy ban Xã hội tiến hành thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp.