Quận Thanh Xuân (Hà Nội):

Một cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám" sau khi phản ánh về sự bất thường trong thu tiền học thêm, dạy thêm

“Sau khi dạy xong tiết 5 tại trường TH, THCS, THPT Khương Hạ, tôi về nhà bằng xe buýt. Trong quá trình di chuyển từ đường Khương Đình về ga Láng, tôi bị một đối tượng nam giới có hình xăm ở tay luôn bám sát”, cô giáo Hồ Thị Xuân T. cho biết.

Mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được đơn kêu cứu của cô giáo Hồ Thị Xuân T., trường TH, THCS, THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) về việc bị một đối tượng xăm trổ liên tục đeo bám, theo dõi khi di chuyển trên đường, khiến cô T. cảm thấy lo lắng, bất an, “ăn không ngon, ngủ không yên”.

Đối tượng lạ bám theo từ nơi làm việc về nhà

Theo đơn kêu cứu của cô giáo T., chiều ngày 17.9, sau khi dạy xong tiết 5 tại trường TH, THCS, THPT Khương Hạ, cô T. di chuyển về nhà bằng xe buýt trên đường Khương Đình đến ga Thượng Đình, tiếp đến cô T. bắt xe buýt từ ga Thượng Đình về đến ga Láng.

Trong quá trình di chuyển, cô T. phát hiện một đối tượng nam giới có hình xăm ở tay, cạo trọc đầu luôn bám sát. Khi xuống xe tại bến xe buýt đối diện ga Láng, đối tượng này cũng xuống và đi sau cô T., “Đối tượng này bám theo sát tôi với ánh mắt như đe dọa khiến tôi rất sợ hãi”, cô T. chia sẻ.

Do quá sợ hãi, cô T. không dám về nhà mà đi lên ga Láng (tàu điện trên cao) ngồi ở phía cửa A thì bị đối tượng này tiến đến ngồi ngay sát bên cạnh. “Quá lo lắng, tôi đã chụp được hình của đối tượng, đồng thời gọi điện cho những người quen, khi thấy tôi gọi điện cho nhiều người thì đối tượng này đi ra đứng ở hành lang, lối lên xuống cửa A và thường xuyên ngó vào xem tôi có còn ngồi đó không”, cô T. chia sẻ thêm.

z5841729437139_c7f7520c4a89ddf98eb7777eab1e0c5f.jpg
Thanh niên xăm trổ liên tục đeo bám cô T. từ trường về nhà (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Sau đó, cô T. đã nhanh chóng gọi điện trình báo sự việc với công an quận Thanh Xuân, được sự hướng dẫn của công an quận Thanh Xuân, cô T. đã tiếp tục gọi điện trình báo nhanh với công an phường Thịnh Quang. Tiếp đó, một đồng chí công an phường Thịnh Quang đã nhanh chóng đến ga Láng đón cô T., nắm bắt thông tin và đưa cô T. qua công an phường Thượng Đình.

Tại trụ sở công an phường Thượng Đình, sau khi nghe cô T. trình bày, đồng chí trực ban đã hướng dẫn cô T. làm Đơn trình báo lên công an phường Khương Đình và UBND phường Khương Đình (do nơi làm việc của cô T. nằm trên địa bàn phường này). Sau đó, cô T. đã phải gọi điện cho người nhà đến đón về.

Chia sẻ với phóng viên, cô T. cho biết cũng đã nhắn tin kêu cứu sự việc nêu trên tới cô giáo Nguyễn Phương Liên, Hiệu trưởng trường TH, THCS, THPT Khương Hạ, với mong muốn được hướng dẫn, chỉ đạo từ lãnh đạo cao nhất của nhà trường, nhưng đến nay đã 2 ngày trôi qua, cô T. vẫn không thấy cô Liên hồi âm hoặc hỏi thăm cấp dưới.

Dấu hiệu bất thường trong thu tiền học thêm, dạy thêm

Cũng trong đơn kêu cứu của cô T., nguyên nhân chính dẫn đến việc cô bị đối tượng lạ đeo bám là do cô T. và một số thầy cô giáo trong trường đang kiến nghị Ban giám hiệu nhà trường liên quan tới một số vấn đề có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng như: Thu chi tiền học thêm, cho thuê mặt bằng và nhân sự của trường TH, THCS, THPT Khương Hạ.

Liên quan tới vấn đề thu chi tiền học thêm, vào ngày 25.06.2013, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong Quyết định này nêu rõ, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đối với trường THPT cụ thể như sau: Số học sinh (HS) từ 40 học sinh/lớp trở lên thì mức thu tối đa 7.000 đồng/HS/tiết; số HS từ 30 đến dưới 40 HS/lớp thì mức thu tối đa 8.000 đồng/HS/tiết; số HS từ 20 đến dưới 30 HS/lớp thì mức thu tối đa 10.000 đồng/HS/tiết…

20.png
Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội nêu rõ số tiền học sinh phải đóng và mức chi trả cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

Tuy nhiên, theo cô giáo T., năm 2023, cô T. làm chủ nhiệm lớp 10D4 (sĩ số 36 HS) thì mức thu tối đa tiền học thêm là 8.000 đồng/HS/tiết là đúng quy định. Thế nhưng cô T. đã phải thu 17.500 đồng/HS/ tiết đối với môn Toán, Văn Anh; còn các môn khác (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Công dân) sẽ thu 10.000/HS/tiết.

Cụ thể, trong tháng 5.2023, tiền học thêm của lớp 10D4 đã thu 17.500 đồng/HS/ tiết. Sau đó, vào các ngày 20,27,29.05.2023, cô T. đã chuyển khoản tổng cộng 34.425.000 đồng (bao gồm tiền học thêm, tiền bán trú, Talk…) vào tài khoản Kiều Thị Thu Hương – Thủ quỹ của nhà trường.

43.jpg
Biên lai chuyển tiền học tháng 5 của lớp 10D4 tới tài khoản thủ quỹ của nhà trường
30.jpg
Tháng 5.2023, lớp 10D4 có sĩ số 36 học sinh, theo cô T., mục "tăng cường" nghĩa là học thêm, 1 ca là 2 tiết, mỗi tiết là 17.500 đồng, như vậy phải thu 35.000 đồng/HS/ca

Cũng theo cô T., dù nhà trường yêu cầu giáo viên thu tiền học thêm của học sinh rất cao nhưng mức chi trả tiền dạy thêm cho giáo viên lại rất thấp, không đúng quy định. Trong Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND nêu rõ, tỷ lệ chi: 70% chi thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy; 15% chi công tác quản lý dạy thêm học thêm của nhà trường; 15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, suốt những năm làm việc tại trường, cô T. và các giáo viên tại trường chỉ được chi trả khoảng 50% thù lao dạy thêm.

Được biết, hiện tại, nhà trường có tổng số 22 lớp (trong đó 9 lớp khối 10, 6 lớp khối 11 và 7 lớp khối 12). Như vậy, mỗi năm số tiền thu thừa của học sinh và trả hụt cho giáo viên đang nằm ở đâu và phục vụ vào mục đích gì thì cần phải có cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ những dấu hiệu bất thường của trường TH, THCS, THPT Khương Hạ.

Cho doanh nghiệp tư nhân thuê mặt bằng?

Cũng trong đơn kêu cứu của cô T., nhà trường đã cho Công ty CP Quốc tế Trường Hải thuê mặt bằng để phục vụ đào tạo học viên đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Điều này đã gây ảnh hưởng tới việc giảng dạy của giáo viên, các em học sinh và cơ sở vật chất của nhà trường.

z5844186475971_b712b1814e055160b791e5912fda44f0.jpg
Hiện tại, Công ty CP Quốc tế Trường Hải đang thuê từ tầng 2 đến tầng 5 tại khu nhà 5 tầng tại trường TH, THCS, THPT Khương Hạ
z5844194201608_4d68cedf038ea28dd93e0b75da82c506.jpg
Học viên của Công ty CP Quốc tế Trường Hải học thể dục dưới sân trường (Ảnh: nhân vật cung cấp)
z5844135485327_791ad28d775fdeda737e07ae47354cec.jpg
Phòng làm việc của Công ty CP Quốc tế Trường Hải

Được biết, vào ngày 15.9 vừa qua, cô T. cùng tập thể giáo viên trong trường đã gửi "Tâm thư" tới các cơ quan cấp trên liên quan tới những bất cập xảy ra tại trường TH, THCS, THPT Khương Hạ trong thời gian qua.

Trong Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND do bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký ngày 25.06.2013 về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội cũng nêu rõ về việc xử lý vi phạm:

Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trên về dạy thêm học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ- CP ngày 11.4.2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 51/2006/TT-BGD&ĐT ngày 13.12.2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP và Nghị định số 40/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11.4.2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các qui định hiện hành.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17.5.2011 của Chính phủ qui định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06.04.2012 của Chính phủ qui định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức và các qui định hiện hành.

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định dạy thêm học thêm dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội được xử lý theo các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để thông tin tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.