Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học, trong số những trường học mới được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm học 2024 - 2025, có nhiều trường là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

Mới đây, 4 ngôi trường tại huyện Đông Anh đã được thành phố công nhận, gắn biển chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, gồm: Trường Trung học cơ sở An Dương Vương, Trường Mầm non Kim Chung, Trường Mầm non Xuân Canh, Trường Trung học cơ sở Xuân Canh.

hn.png
Trường THCS An Dương Vương (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh) được đưa vào sử dụng từ tháng 5.2024 là một trong những công trình giáo dục chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Được đưa vào sử dụng từ tháng 8.2024, Trường Mầm non Kim Chung (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) có diện tích 8.000m2, quy mô 16 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng, nhà bếp.

Các lớp học và các phòng chức năng được thiết kế hiện đại, đầy đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, an toàn cho trẻ trong các hoạt động, học tập, vui chơi, ăn, ngủ.

Các phòng có đầy đủ các trang thiết bị như điều hòa nhiệt độ, màn hình tương tác, máy tính, các đồ dùng, đồ chơi, giáo cụ và các thiết bị thông minh phục vụ tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.

Trường THCS An Dương Vương (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh) cũng được đưa vào sử dụng từ tháng 5.2024.

Năm học 2024 - 2025, nhà trường đón 193 học sinh khối 6 trong tổng số 469 học sinh toàn trường. Theo thầy giáo Ngô Văn Thắng, Hiệu trưởng nhà trường, trường đặt mục tiêu xây dựng ngôi trường hạnh phúc, chắp cánh ước mơ cho học sinh.

Với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện Đông Anh, thầy và trò nhà trường quyết tâm dạy tốt - học tốt, xây dựng nền móng vững chắc cho một ngôi trường chất lượng cao. Qua đó, khẳng định vị thế của Trường Trung học cơ sở An Dương Vương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Đông Anh nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Các địa phương đồng loạt triển khai xây dựng, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh

Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Đan Phượng đã triển khai 8 dự án xây trường mới (1 trường mầm non, 5 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở); cải tạo sửa chữa 3 trường là Tiểu học Đan Phượng, Liên Hà và Phương Đình B. Trong đó, Trường Tiểu học Đồng Tháp vừa được gắn biển kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Năm 2004, khi mới tách quận Hoàng Mai, Thanh Trì chưa có một ngôi trường nào đạt chuẩn quốc gia thì đến năm 2024, toàn huyện đã có 68/73 trường đạt chuẩn (đạt 93,2%), trong đó có 34 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, là một trong các địa phương dẫn đầu thành phố về số lượng trường đạt chuẩn.

Ngày 13.1.2022, UBND huyện Thanh Trì phê duyệt dự án đầu tư xây mới Trường THCS Vạn Phúc theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường THCS trên địa bàn. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10.10) và Giải phóng huyện Thanh Trì (6.10), 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội.

Cũng trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển 3 công trình lớn cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn. Đây là 3 công trình đáp ứng nhu cầu thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Vĩnh Tuy) được khánh thành mang lại ý nghĩa lớn, góp phần giảm bớt áp lực về số lượng học sinh đầu cấp trên địa bàn phường có dân số đông.

Dự án đã được UBND quận Hai Bà Trưng phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 87,8 tỷ đồng và phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Công trình được khởi công vào ngày 6.1.2023.

Ngày 10.7.2024, công trình đã nghiệm thu hoàn thành để bàn giao đưa vào sử dụng, hoàn thành trước thời hạn, rút ngắn tiến độ thực hiện công trình trước 20 ngày.

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được xây dựng với quy mô 20 phòng học, 6 phòng chức năng, 1 sàn giáo dục thể chất; được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định. Trong năm học 2024 - 2025, nhà trường có 12 lớp học với 315 học sinh.

Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.