Ngày Quốc tế Nghị viện

10 khuyến nghị của IPU để "xanh hóa nghị viện"

Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Nghị viện 30.6.2023, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) đã phát động Chiến dịch Nghị viện vì Hành tinh (Parliaments For Planet) khuyến khích các nghị viện cùng tất cả các cơ quan của nghị viện và đi tiên phong trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trong chính hoạt động của mình; thực hiện các biện pháp cụ thể để thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

10 khuyến nghị của IPU để
Nghị viện Israel lắp đặt các tấm pin mặt trời để hạn chế tiêu thụ năng lượng hóa thạch. Ảnh: Knesset

Với phương châm “hành động chống biến đổi khí hậu có thể bắt đầu từ chính nghị viện”, IPU cho rằng, các cơ quan lập pháp cùng cá nhân các nghị sĩ có thể thực hiện các bước cụ thể để giảm lượng khí thải carbon của họ, cả với tư cách là các tổ chức và cá nhân. Bằng cách áp dụng các chính sách xanh hơn và chấp nhận văn hóa bền vững, nghị viện và các nghị sĩ có thể giúp giải quyết khủng hoảng khí hậu và mở đường cho hành động khí hậu mạnh mẽ hơn.

Ban Thư ký IPU đã xác định 10 hành động chính mà các nghị viện và nghị sĩ có thể xem xét khi họ bắt tay vào quá trình xanh hóa hoặc để bổ sung cho các sáng kiến ​​xanh hóa hiện có. Những hành động này được đưa vào 3 nhóm khuyến nghị: thể chế hóa việc “xanh hóa nghị viện”; xanh hóa việc vận hành tòa nhà nghị viện và hoạt động của các nghị sĩ; và đi đầu và thúc đẩy văn hóa thay đổi vì sự bền vững cho môi trường.

Thể chế hóa việc “xanh hóa nghị viện”

Thứ nhất, IPU khuyến nghị các cơ quan nghị viện trên khắp thế giới thiết lập một hệ thống theo dõi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ chính hoạt động hàng ngày của tòa nhà Quốc hội; đồng thời đặt ra các mục tiêu giảm phát thải trong một thời hạn cụ thể, ví dụ như giảm lượng khí thải từ nghị viện bằng cách giảm 50% lượng tiêu thụ điện trong một khung thời gian nhất định. Nghị viện Ấn Độ đã áp dụng khuyến nghị này bằng cách đặt ra giờ tiết kiệm điện vào thứ hai hàng tuần. Còn Quốc hội Litva thì cho lắp đặt hệ thống thông gió làm mát trong các tòa nhà được điều khiển tự động dựa trên nhiệt độ. Tương tự, các khu vực chung đã được trang bị đèn chiếu sáng sử dụng ít năng lượng hơn và được kích hoạt bằng cảm biến chuyển động.

Thứ hai, các nghị viện được khuyến khích lộ trình cụ thể và tích cực tuyên truyền về mục tiêu xanh hóa nghị viện, chẳng hạn như thể hiện qua một tuyên bố chính trị. Khuyến khích các nghị viện áp dụng các chiến lược bền vững với các mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như đạt 75% điện năng sử dụng trong các tòa nhà nghị viện từ các nguồn tái tạo trong một khung thời gian nhất định; thành lập lực lượng đặc nhiệm nội bộ hoặc nhóm công tác để theo dõi quá trình đạt được các mục tiêu xanh hóa nghị viện; tiến hành kiểm toán hàng năm và công bố kết quả.

Thứ ba, nỗ lực để các hoạt động của nghị viện thích ứng với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như thường xuyên đánh giá khả năng dễ bị tổn thương do khí hậu và các khu vực mục tiêu cần xây dựng khả năng phục hồi để các hoạt động của nghị viện có thể tiếp tục hoạt động khi đối mặt với các mối đe dọa khí hậu; bảo đảm để nguyện vọng, nhu cầu của cử tri tiếp tục được xử lý tốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Xanh hóa việc vận hành tòa nhà nghị viện

Thứ tư, đảm bảo hoạt động của nghị viện được tiến hành trong các cơ sở bền vững, sử dụng nước và năng lượng hiệu quả. Ví dụ các nghị viện có thể thay thế các thiết bị tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo; yêu cầu các công trình xây dựng mới phục vụ hoạt động của nghị viện phải bảo đảm mức phát thải bằng 0; lắp đặt các tấm pin mặt trời tại chỗ để đáp ứng nhu cầu năng lượng; đo lường lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính hàng năm và đặt mục tiêu giảm thiểu; đảm bảo áp dụng các hệ thống tái chế hiệu quả và cấm sử dụng nhựa một lần; tiến hành kiểm tra nguồn nước và lắp đặt các hệ thống tiết kiệm nước; túc đẩy bảo tồn trong khu vực xung quanh trụ sở nghị viện để bảo vệ các loài động thực vật địa phương

Khuyến nghị này đã được nhiều quốc gia áp dụng tích cực. Chẳng hạn như Nghị viện Ấn Độ và Indonesia đã cho lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để sử dụng thay thế năng lượng hóa thạch.

10 khuyến nghị của IPU để
560 tấm pin mặt trời được lắp trên mái Tòa nhà Nghị viện New Zealand: Ảnh: parliament.nz

Quốc hội New Zealand đã cho lắp đặt hơn 560 tấm pin mặt trời theo từng giai đoạn trên mái của Tòa nhà Nghị viện trong 6 tháng cuối năm 2022. Chúng sản xuất hơn 200 kilowatt điện để cung cấp năng lượng cho Nghị viện và dự kiến ​​sẽ có tác động đáng kể và tích cực đến mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của Nghị viện.

Thứ năm, khuyến khích các nghị viện thực hiện các chính sách mua sắm xanh. Chẳng hạn Quốc hội Lítva yêu cầu, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống cho các sự kiện diễn ra trong Nhà Quốc hội phải sử dụng dao nĩa và đĩa có thể tái sử dụng (không phải loại dùng một lần). Rác thải cũng phải được phân loại để tái chế hoặc làm phân hữu cơ qua quá trình phân hủy sinh học… Các loại hàng hóa cung cấp cho Quốc hội phải được đóng gói trong những thùng/hộp có thể tái sử dụng/tái chế theo quy định của luật về thuế chống ô nhiễm môi trường… Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ chỉ mua hàng hóa từ các nhà cung cấp mà quá trình sản xuất không có yếu tố vi phạm về môi trường.

10 khuyến nghị của IPU để
Indonesia sử dụng xe điện phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN và AIPA năm 2023. Nguồn: ANTARA

Thứ sáu, từng bước thúc đẩy nghị viện và các nghị sĩ di chuyển bằng phương tiện xanh. Chẳng hạn có thể thay thế hệ thống xe phục vụ nghị viện từ phương tiện gây ô nhiễm carbon bằng phương tiện điện; giảm thiểu việc đi lại không cần thiết, đặc biệt là đi lại bằng đường hàng không và lựa chọn đi lại bằng xe lửa hoặc xe buýt chạy bằng năng lượng tái tạo khi có thể.

Về khuyến nghị này, Indonesia đã có áp dụng tích cực khi trong đợt tổ chức Hội nghị Cấp cao Hội đồng Liên minh viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) vừa qua, nước này hoàn toàn sử dụng xe điện để phục vụ hội nghị. Quốc hội Lítva cũng tích cực sử dụng xe điện làm xe công và lắp đặt một trạm sạc xe điện. Cơ quan này đang có kế hoạch nâng cấp đội xe phục vụ Quốc hội thành xe điện hoàn toàn trong vòng ba năm tới tùy thuộc vào kinh phí.

Thứ bảy, thúc đẩy số hóa chẳng hạn xây dựng chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số tránh xa chế độ làm việc trên giấy tờ.

Thúc đẩy văn hóa thay đổi vì sự bền vững

Thứ tám, thúc đẩy văn hóa thay đổi bền vững và nhận thức về khí hậu: chẳng hạn tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức thường xuyên cho các nghị sĩ và nhân viên của Văn phòng về các vấn đề và xu hướng khí hậu toàn cầu và quốc gia; tổ chức các cuộc họp báo về các kế hoạch và thực tiễn bền vững của nghị viện; áp dụng kiến thức thu được thông qua quá trình xanh hóa để thúc đẩy các sáng kiến về pháp luật, lập ngân sách và giám sát; xem xét nhiều lựa chọn thực phẩm chay, thuần chay và có nguồn gốc địa phương hơn.

Thứ chín, khuyến khích mỗi cá nhân nghị sĩ và nhân viên văn phòng nghị viện trở thành những người tiên phong đấu tranh chống biến đổi khí hậu: chẳng hạn mỗi cá nhân tự theo dõi lượng khí thải của mình và chia sẻ với công chúng các bước bạn đang thực hiện với tư cách cá nhân để giảm lượng khí thải; thu hút các cử tri của bạn tham gia đối thoại về biến đổi khí hậu; tạo cơ hội trao đổi với các đại diện xã hội dân sự, chuyên gia khí hậu và các nhà lãnh đạo môi trường, bao gồm cả các nhà lãnh đạo thanh niên và phụ nữ, để tìm hiểu về kinh nghiệm và nhu cầu của họ trước hiện tượng biến đổi khí hậu.

Thứ mười, thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kiến thức bằng cách tăng cường làm việc giữa các đảng phái để thúc đẩy các sáng kiến nghị viện xanh và thúc đẩy các đạo luật mạnh mẽ về bảo vệ môi trường; xây dựng quan hệ đối tác với các bên liên quan ở địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để thúc đẩy hành động vì khí hậu; chia sẻ kinh nghiệm với IPU và các nghị viện khác; sử dụng các sự kiện và đối thoại quốc tế để giới thiệu những nỗ lực phát triển bền vững của nghị viện quốc gia của bạn và các bài học kinh nghiệm.

10 khuyến nghị trên của IPU có thể được coi là những hành động cụ thể chính yếu nhất mà các nghị viện và cá nhân các nghị sĩ có thể thực hiện để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, làm cho nghị viện ngày càng trở thành một thể chế “xanh”.

Nghị viện thế giới

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.

Thích ứng với tương lai
Quốc tế

Thích ứng với tương lai

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống nghiêm ngặt và hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước mặt trời mọc ngày càng nhận thấy cần phải tiến hành cải cách để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thế kỷ XXI.

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học
Quốc tế

Ngoại ngữ và lập trình được dạy từ cấp tiểu học

Hướng tới mục tiêu bồi dưỡng một thế hệ toàn diện, sáng tạo và hòa nhập toàn cầu, Nhật Bản chú trọng đưa ra nhiều biện pháp cải thiện hệ thống giáo dục để mang lại tương lai tươi sáng hơn cho toàn xã hội. Trong đó, tiếng Anh và lập trình sớm được đưa vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học.

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới
Quốc tế

Khuyến khích giáo dục tiếng Nhật bằng luật mới

Giáo dục tiếng Nhật tại đất nước mặt trời mọc đang chuẩn bị cho sự chuyển đổi đáng kể với việc giới thiệu hệ thống công nhận quốc gia mới. Theo Luật Công nhận các cơ sở giáo dục tiếng Nhật, có hiệu lực từ tháng 4.2024, việc giảng dạy tiếng Nhật sẽ được nâng cao tiêu chuẩn, bảo đảm tính phù hợp, đáng tin cậy, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài đang cư trú và học tập tại quốc gia này.

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế
Quốc tế

"Sự vắng mặt" của luật pháp quốc tế

Nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XIII Thomas Aquinas từng nói: “Luật pháp là một sắc lệnh có lý trí vì lợi ích chung, được thực hiện bởi những người quan tâm đến cộng đồng”. Thật không may, câu nói nổi tiếng này không phù hợp với luật pháp quốc tế về không gian mạng. Cho đến nay, thế giới vẫn thiếu các công cụ pháp lý quốc tế hiệu quả để điều chỉnh lĩnh vực ngày càng quan trọng và phức tạp này.