Y tế cơ sở phải đến gần dân nhất

Thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đánh giá việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở cần ổn định nhưng linh hoạt, phải đến gần dân nhất. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho y tế tư nhân tham gia sâu, rộng trong hệ thống y tế cơ sở.

Biểu dương, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân tham gia chống dịch

Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhấn mạnh, việc Quốc hội đã lựa chọn chủ đề để giám sát tối cao này là đúng và kịp thời. Đoàn giám sát chuyên đề này đã tổ chức hợp lý, làm việc khoa học, cụ thể và trách nhiệm, có sự phối hợp khá tốt, vừa có sự phối hợp với các bộ, ngành, giữa các Ủy ban và Văn phòng Quốc hội, giữa các thành viên tham gia của Đoàn giám sát.

Bài xuất bản ngày 12.6.2023: Y tế cơ sở phải đến gần dân nhất -0
ĐBQH Nguyễn Anh Trí phát biểu thảo luận

Đại biểu cho rằng, về việc phòng, chống đại dịch Covid-19 trong gần 3 năm vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đã khống chế thành công nhất đại dịch Covid-19. Điều này đã được khẳng định và xét về nguồn lực, đại biểu xin nhấn mạnh thành công về vắc xin tiêm phòng cho Nhân dân, trong đó chiến lược ngoại giao vắc xin rất tốt, rất nhanh, nguồn vắc xin qua ngoại giao đã chiếm 24.000 tỷ đồng, đó thực sự là một nguồn lực rất lớn, lên tới khoảng 150 triệu liều. Chúng ta đã nhanh chóng thành lập Quỹ vắc-xin để kịp thời bổ sung nguồn lực chống dịch và khẳng định rằng nhờ có vắc xin kịp thời, đầy đủ mà chúng ta đã chặn đứng được đại dịch, cứu được sinh mạng của Nhân dân. Đó thực sự là hiệu quả vô giá về nguồn lực trong phòng, chống dịch Covid.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho biết, trong báo cáo của Đoàn giám sát có viết, Quốc hội trân trọng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và những cá nhân, tập thể đã đóng góp vào công cuộc phòng, chống Covid. Đây là những đóng góp vô cùng to lớn, là thông điệp lớn lao và đầy ý nghĩa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình thương yêu, lòng nhân ái. Vì vậy, đại biểu mong muốn Chính phủ làm tốt hơn nữa công tác biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị, các cá nhân đã tham gia chống đại dịch Covid.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, đại dịch Covid-19 vừa qua ác liệt không khác gì một cuộc chiến tranh, đóng góp của Nhân dân vừa qua là rất lớn. Tuy nhiên, như ở Điều 6, phần nói về tồn tại, hạn chế trong bản Báo cáo của Đoàn giám sát là đã có những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua. Trong đó, đại biểu cho rằng tình trạng tham ô, tham nhũng trong hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 cần phải xử lý thật nghiêm khắc, tuy nhiên, cũng cần xem xét thật có lý, có tình, thật công bằng với những ai có sai sót nhưng không phải vụ lợi mà vì để kịp thời chống dịch nhằm lợi ích của cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, của Quốc hội. Đồng thời, đại biểu cho rằng cần chấm dứt sớm việc này để xã hội ổn định, cán bộ vững lòng thực hiện những công cụ mới.

Cùng với đó, đại biểu muốn mong Bộ Y tế chú ý đến công tác sản xuất kit test và sản xuất vắc-xin. Theo đại biểu, Việt Nam không thể kém hơn quốc tế, đặc biệt là các nước lân cận. Kit test và vắc-xin đang cần và cần nhiều cho việc chẩn đoán và phòng ngừa nhiều bệnh khác, nhất là các bệnh dịch mới nổi. Tuy vậy, đại biểu đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19 ở Việt Nam, vì bây giờ đã quá muộn để nghiên cứu sản xuất loại vắc xin này, cần tìm mua loại vắc xin chống Covid tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng cho Nhân dân.

Quan tâm y tế cơ sở và y tế dự phòng

Đối với việc thực hiện chính sách pháp luật và y tế cơ sở, y tế dự phòng, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đồng tình với tất cả các nội dung trong báo cáo của Đoàn giám sát. Đồng thời, đại biểu nêu rõ, việc tổ chức hệ thống y tế cơ sở cần ổn định nhưng linh hoạt, phải đến gần dân nhất, cần bao gồm cả y tế trường học, y tế cơ quan, y tế trong doanh nghiệp, nên tạo điều kiện cho y tế tư nhân tham gia sâu, rộng trong hệ thống y tế cơ sở.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo kinh phí cho y tế dự phòng hoạt động và kinh phí này phải được sử dụng vào chính các hoạt động chuyên môn tại các cơ sở y tế, như vậy sẽ rất hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tạo ra nguồn thu cho cho y tế cơ sở và đảm bảo thu nhập cán bộ y tế cơ sở. Cần tạo thêm các cơ chế linh hoạt, hiệu quả cho y tế cơ sở, đặc biệt y tế trường học, doanh nghiệp, cơ quan trong việc hợp tác với các cơ sở y tế khác để thuê mướn người làm việc là bác sĩ giỏi từ tuyến trên, từ trường đại học, thuê mướn dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ở y tế cơ sở cũng như để thực hiện các chương trình y tế do cấp trên phân công.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, với việc ra đời các Nghị định của Chính Phủ về cơ bản việc mua sắm thuốc không còn ách tắc nữa. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra để không xảy ra thiếu thuốc cho bệnh nhân, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tăng mức phụ cấp của cán bộ làm công tác dân số, công tác tại y tế cơ sở lên 100% như tinh thần của Nghị định 05/2023/NĐ-CP ngày 15.2.2023, vì hiện nay cán bộ dân số vẫn còn hưởng phụ cấp 30% như cũ.

Ngoài ra, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội cần có 1 Chương trình mục tiêu quốc gia để huy động đủ nguồn lực, tạo ra sự chấn hưng của ngành y tế Việt Nam. 

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.