Tăng tính chủ động trong quản lý, tổ chức bộ máy của Chính phủ

to-11.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 11

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La (Tổ 11) đã thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật hiện hành đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín cũng như tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật

kim-thuy-to-11.jpg

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu

Thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) quan tâm đến vấn đề phân cấp, ủy quyền tại Khoản 1, Điều 18. Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, những việc này còn thể hiện rất khái quát. Ngay cả quy định về trường hợp không được phân cấp, ủy quyền cũng khái quát, chung chung. Bởi vậy, theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, trong khi chưa có dự thảo văn bản quy định chi tiết kèm theo cần rà soát, liệt kê cụ thể các trường hợp được phân cấp, ủy quyền.

Về nghĩa vụ, quyền hạn của Chính phủ, tại điểm đ, Khoản 8, Điều 10 quy định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tán thành việc trao quyền này cho Chính phủ để tăng tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, tổ chức bộ máy, góp phần hướng đến chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền. Luật cũng cần thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 18 và Quy định số 70 (2022) của Đảng là thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo, xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn bộ hệ thống chính trị…

Ngoài ra, dự thảo Luật cần làm rõ hơn để cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Đảng là rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương

Đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương tại Kết luận số 121-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kết luận số 50-KL/TW ngày 28.2.2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và nhiệm vụ tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung phát biểu

Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung phát biểu

Về Điểm b, Khoản 1, điều 19 dự thảo Luật quy định HĐND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực và an sinh xã hội trên địa bàn bảo đảm phù hợp với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Theo ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung (Long An), việc ban hành các chính sách để phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ khó, chưa bảo đảm tính khả thi, điều kiện về nguồn lực do HĐND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa chủ động được các nguồn lực, kinh phí, vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách do tỉnh phân bổ.

Đồng thời, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HĐND cấp huyện chỉ có thẩm quyền ban hành nghị quyết để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương . Do đó, đề nghị điều chỉnh quy định sao cho phù hợp.

Ngoài ra, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng đề nghị bỏ hình thức thu hồi văn bản vì không phù hợp với các hình thức xử lý văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. ĐBQH Nguyễn Duy Mạnh (Đà Nẵng) thì đề nghị trao quyền và trao trách nhiệm cho chủ tịch UBND các cấp. Chủ tịch UBND được quyết định các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình.

Nhìn nhận ở góc độ khác, ĐBQH Quàng Văn Hương (Sơn La) cho rằng, thẩm quyền ban hành các chính sách dân tộc, tôn giáo trong luật cũ được quy định khá rõ. Tuy nhiên, tại các dự thảo luật hiện hành, vấn đề này lại khá mờ nhạt do đó, đại đề nghị cần rà soát lại.

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An phát biểu

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An phát biểu

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) cho rằng, trật tự, vị trí, của các điều trong nghị quyết chưa thực sự hợp lý. Nên sắp xếp lại cho đúng về vị trí, tên gọi của Nghị quyết. Điều 11 về rà soát văn bản, không nên đứng riêng cần nghiên cứu “gom” vào cùng với điều tổ chức thực hiện. Một số nội hàm trong các điều cũng chưa hợp lý, chưa đầy đủ; chủ thể cũng chưa thể hiện rõ ràng.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban soạn thảo cần bổ sung quy định cơ chế phối hợp xử lý/giải quyết các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để “đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của xã hội cũng như chính sách đối nội đối ngoại của đất nước”. Đây là ý kiến của ĐBQH tại phiên thảo luận của Tổ 7 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Nguyên, Đồng Nai và thành phố Huế) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng nay, 13.2. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Thời điểm hiện nay chính là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Đây là lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên tại các cơ quan của Quốc hội được triển khai theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa
Thời sự Quốc hội

Cái gì có thể ủy quyền thì phải ủy quyền, không nên đặt điều kiện “trường hợp cần thiết”

Góp ý với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, không nên đặt điều kiện “trong trường hợp cần thiết” mới ủy quyền. “Cái gì thấy ủy quyền được thì mình phải ủy quyền, như vậy công việc mới “chạy” được”, đại biểu đề xuất.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.

Quang cảnh phiên họp của UBTVQH - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực sự tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền đô thị

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), góp ý với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho biết, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân cấp và ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên họp sáng 13.2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc phân cấp và ủy quyền là cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng để phân biệt rõ ràng hơn giữa phân cấp và ủy quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.