Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì?

Theo Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, TS.BS Lê Thị Hương Lan, quan niệm sống “vui khỏe” hiện nay chính là lí do thúc đẩy người dân quan tâm và quyết định khám sức khỏe định kỳ.

Tuy nhiên để chỉ định xét nghiệm gì, làm các thăm dò chức năng như thế nào, đảm bảo quá trình khám toàn diện về sức khỏe, phát hiện sớm tình trạng bệnh lý vẫn còn là những vấn đề người dân cần quan tâm.

Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì? -0
Nhân viên Khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phân loại kết quả xét nghiệm của bệnh nhân

Cũng theo TS. BS Hương Lan, trước hết khám sức khoẻ cần xem xét theo độ tuổi. Khi khám sức khỏe cho trẻ em trước vị thành niên, việc xét nghiệm sàng lọc phát hiện các dị tật, các bất thường của em bé sau sinh, tình trạng vàng da (Bilirubin trực tiếp, gián tiếp) là việc làm hết sức cần thiết để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn.

- Với trẻ em 1 – 5 tuổi, cha mẹ mẹ cần quan tâm đến chiều cao, cân nặng của con có phù hợp với lứa tuổi hay không? Định kỳ hàng năm kiểm tra siêu âm tim, kiểm tra bộ phận sinh dục nam, phát hiện tình trạng hẹp bao qui đầu sinh lý (nếu có hẹp cha mẹ cần tự vệ sinh, nong sớm hoặc có sự hướng dẫn của bác sỹ nam học).

Xét nghiệm yếu tố vi lượng cho trẻ, bổ sung kịp thời các yếu tố vi lượng thiếu giúp trẻ có thể chất khỏe mạnh, thông minh và chuẩn bị điều kiện tốt khi bước vào tiểu học. Ngoài ra, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu (chỉ làm duy nhất 1 lần trong đời); xét nghiệm virus viêm gan B, C, D, E ( chỉ làm 1 lần duy nhất nếu âm tính).

- Với trẻ 5 tuổi – 16 tuổi: Lứa tuổi này trẻ tiếp tục được theo dõi về chiều cao, cân nặng, bộ phận sinh dục nam (nếu có hẹp, dài hoặc bất thường: giãn, phì đại mào tinh hoàn, thoát vị... cần được quan tâm đặc biệt với trẻ nam do bác sỹ nam học khám và quyết định can thiệp nếu có).

Yếu tố vi lượng cũng là các xét nghiệm cha mẹ hết sức quan tâm: Ca, Phospho, Mg, Zn, Cu, Fe, dự trữ sắt và vitamin D. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ tắm nắng ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm làm giảm tình trạng thiếu vitamin D.

- Lứa tuổi 16 - 35 tuổi: Đây là thời gian có sức khỏe vàng của một con người. Xét nghiệm thăm dò chức năng gan, thận, chuyển hóa và yếu tố vi lượng sẽ thực hiện 2-3 năm/1 lần kết hợp các thăm dò khác: siêu âm, nội soi dạ dày, đại trực tràng, chụp phổi và khám các cơ quan: Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt...

Xét nghiệm khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cần chú ý gì? -0
Lao động nữ ngành ngân hàng khám sức khỏe định kỳ  

- Người lớn trên 35 tuổi: Cần tầm soát định kỳ hàng năm: Xét nghiệm chức năng các cơ quan: gan, thận, chuyển hóa đường, lipid, đạm, các yếu tố vi lượng, tình trạng viêm mạch mạn tính, marker ung thư (tùy theo các cơ quan có các xét nghiệm khác nhau) tổng phân tích tế bào máu...

Với những người có nhiễm viên gan B, C thì xét nghiệm đo hoạt độ enzym gan và đo tải lượng virus được quan tâm đặc biệt. Viêm gan B, C, kể cả HIV đều quản lý và điều trị như 1 bệnh mãn tính (Viêm gan C có thể hoàn toàn khỏi bệnh). Phụ nữ và nam giới > 40 tuổi bắt đầu quan tâm đến sự giảm của các hormon sinh dục.

Bổ sung thêm các thực phẩm làm kéo dài quá trình mạn dục, đều cần thiết đối với cả nam và nữ. Xét nghiệm AMH (xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng) giúp người phụ nữ biết trước thời điểm mãn kinh của mình đến 9 năm.

Trưởng khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên TS. BS Lê Thị Hương Lan cho rằng, phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. “Khám sức khỏe là việc làm cần thiết với mỗi con người. Trong đó xét nghiệm đưa ra những minh chứng hết sức quan trọng giúp bác sỹ lâm sàng có phương án dự phòng và điều trị cho sức khỏe của bạn. Hãy đưa kế hoạch xét nghiệm khám sức khoẻ vào kế hoạch hàng năm của mình như một việc cần ưu tiên”.

Sống khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa
Sức khỏe

Bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tăng và có xu hướng trẻ hóa

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư năm 2024 do Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày 24.8. Đây cũng là hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động của Hội Ung thư Việt Nam.

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber
Sống khỏe

Cẩn trọng với bệnh thị thần kinh di truyền Leber

Bệnh thị thần kinh di truyền Leber là bệnh lý di truyền do đột biến gây rối loạn chức năng ty thể có thể dẫn đến mù lòa. Đây là một căn bệnh khó chẩn đoán, biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thị thần kinh khác.

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ
Sức khỏe

Nguy hiểm từ hội chứng thận hư ở trẻ

Hội chứng thận hư là bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Mặc dù, bệnh khá hiếm gặp với chỉ 1/50.000 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?
Sống khỏe

Xyanua nguy hiểm như thế nào với sức khoẻ con người?

Liên tiếp vụ việc một phụ nữ đầu độc 4 người thân tại Đồng Nai, và mới đây là 6 người gốc Việt tử vong tại Bangkok có liên quan đến Xyanua… đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Vậy Xyanua là chất gì, và nó thật sự nguy hiểm thế nào với sức khoẻ con người?