Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam tại Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Trường Đại học Lâm nghiệp ngày 8.10.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chúc mừng, biểu dương và ghi nhận những thành tựu mà các thế hệ thầy giáo, cô giáo, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp đã đạt được trong năm học vừa qua.

462395389-978443924327673-6185693721169831647-n-1-6152.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam phát biểu tại Lễ khai giảng

Thứ trưởng nhận định: Trường Đại học Lâm nghiệp đã chủ động, sáng tạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tiên phong trong đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Nhà trường đã cập nhật, điều chỉnh 28 chương trình đào tạo đại học theo hướng tăng cường kỹ năng, kiến thức thực tế, gắn kết với doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo cho sinh viên, đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế.

Theo báo cáo của Nhà trường, trong kỳ tuyển sinh vừa qua, một số ngành học truyền thống thuộc khối ngành nông lâm nghiệp có kết quả tuyển sinh tăng như ngành lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng và công nghệ chế biến lâm sản... Sinh viên của trường đến từ 63 tỉnh/thành phố; có cả sinh viên, học viên đang đảm nhiệm cương vị quan trọng trong các tổ chức Nhà nước và phi chính phủ.

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp đánh trống khai giảng năm học 2024 - 2025

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp đánh trống khai giảng năm học 2024 - 2025

Cơ sở vật chất của Nhà trường từng bước được đầu tư nâng cấp; cảnh quan khuôn viên của Nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp; huy động xã hội cho kỷ niệm 60 năm thành lập trường đang được triển khai mạnh mẽ.

Song song với nhiệm vụ đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã rất tích cực trong hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng vào sản xuất như kỹ thuật giám định một số loài cây lâm nghiệp gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ; công nghệ biến tính nâng cao độ bền cơ học nhưng vẫn ổn định kích thước đồ gỗ; Kỹ thuật tự động dự báo, cảnh báo sớm lửa rừng; các phần mềm ứng dụng trong quản lý và bảo vệ rừng, nhận biết loài động thực vật; xác định diễn biến rừng và sử dụng đất; chuyển đổi số được đẩy mạnh; nhiều quy chế, quy trình xử lý công việc được hoàn thiện; tinh thần làm việc được khơi dậy là những kết quả thiết thực để vươn mình hướng tới tự chủ và đi đầu trong nhiều lĩnh vực.

462557323-978443797661019-7555041911856288803-n-2374.jpg
462463912-978443804327685-1096334925957894422-n-5230.jpg
Sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp tham dự Lễ khai giảng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, trong năm học 2024-2025 cũng như trong những năm học tiếp theo, Trường Đại học Lâm nghiệp cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ, cụ thể:

Thứ nhất, với sứ mạng là trường đại học đầu ngành về lâm nghiệp của cả nước, Nhà trường phải là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho ngành và cho xã hội. Theo đó, Nhà trường cần phải tập trung đổi mới mô hình quản trị giáo dục đại học theo hướng lấy Nhà trường làm nền tảng; người thầy là chủ thể, là động lực phát triển; người học là trung tâm.

Tiếp tục chú trọng triển khai các giải pháp để điều chỉnh cơ cấu cán bộ hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cả về chuyên môn và nghiệp vụ; nâng cao năng lực sáng tạo, năng lực khởi nghiệp của người học. Đồng thời, Nhà trường cũng cần nghiên cứu mở rộng không gian phát triển trường cả về tầm vóc, ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với xu thế mới.

Thứ hai, với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, số lượng nhiều (trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS) Nhà trường phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành NN&PTNT thông qua các hoạt động, như: nghiên cứu khoa học; tư vấn xây dựng cơ chế chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao khoa học và công nghệ,….

Thứ ba, tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến đáp ứng yêu cầu của xã hội và xu hướng giáo dục đại học hiện nay.

462530624-978443714327694-3192667180559284628-n-501.jpg
462394650-978443717661027-8296206179670065785-n-2849.jpg
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại Lễ khai giảng

Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng khai thác nguồn lực của đối tác để phát huy tối đa các thế mạnh của nhà trường tạo ra sự đóng góp cụ thể cho Nhà trường.

Thứ năm, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, Nhà trường cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, hạn chế để từng bước khắc phục, đưa tập thể trường phát triển mạnh mẽ và bền vững.

"Sinh viên của trường cần nhận thức rõ xu hướng phát triển của thời đại mới. Bên cạnh việc học chuyên môn, các em cần rèn luyện kỹ năng mềm, sớm tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp. Hãy xác định mục tiêu "Học tập vì ngày mai lập nghiệp", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh.

Năm học 2024 - 2025, Trường Đại học Lâm nghiệp ghi nhận con số vượt trội với trên 6.000 thí sinh đăng ký xét tuyển, trên 12.000 số đăng ký nguyện vọng.

Đối với ngành truyền thống, lâu đời và rất khó tuyển sinh là Lâm sinh, năm 2024, Trường Đại học Lâm nghiệp dự kiến tuyển sinh được trên 50 chỉ tiêu, vượt mốc 45 sinh viên của năm 2023 và vượt so với tất cả các cơ sở đào tạo có ngành học này. Đây là một con số vô cùng ý nghĩa đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam hiện nay.

Giáo dục

Đắk Lắk: Sớm tháo gỡ vướng mắc để Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm chuyển đổi sang trường tư thục
Giáo dục

Đắk Lắk: Sớm tháo gỡ vướng mắc để Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm chuyển đổi sang trường tư thục

Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) có hơn 30 năm hình thành và phát triển. Trường đã không ngừng hoàn thiện, chuẩn hóa để trở thành một trong những cơ sở giáo dục dân lập điển hình, góp phần đưa ngành GDĐT thành phố trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục, nhưng chưa được địa phương giải quyết với nhiều lý do. 

Bài 1: Mọi công dân có quyền tiếp cận tri thức
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Mọi công dân có quyền tiếp cận tri thức

Tháng 2.2024, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) vinh dự trở thành thành phố thứ 5 và là thành phố khu vực miền núi, khó khăn đầu tiên của Việt Nam gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Từ đó đến nay, tuy thời gian chưa dài, song Sơn La đã có nhiều sáng kiến để xây dựng Thành phố học tập đúng nghĩa, được đông đảo người dân hưởng ứng và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Dược sĩ Việt Nam và khát vọng đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
Giáo dục

Dược sĩ Việt Nam và khát vọng đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số

Công nghệ có thể thay đổi cách mỗi người làm nghề, nhưng chính trái tim, niềm đam mê và tinh thần phụng sự của các dược sĩ sẽ quyết định bản thân đi xa đến đâu. Ngành Dược không chỉ cần những người giỏi, mà cần những con người sống có lý tưởng, có khát vọng, sẵn sàng đổi mới để mang lại giá trị thật sự cho cuộc sống.

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025
Giáo dục

UBND TP. Buôn Ma Thuột: Sẽ hoàn thành chuyển đổi loại hình với Trường THDL Nguyễn Bỉnh Khiêm trước 30.6.2025

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu khẩn trương tháo gỡ khó khăn, hoàn tất kế hoạch để chuyển đổi chuyển đổi loại hình với Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh.

Tỷ phú Peter Vesterbacka chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
Giáo dục

Tỷ phú Peter Vesterbacka chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp với sinh viên Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội

Ai có thể quên được chú chim đỏ "cáu kỉnh" Angry Birds – một hiện tượng toàn cầu, từng "làm mưa làm gió" khắp các bảng xếp hạng game di động? Đằng sau thành công rực rỡ ấy là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của tỷ phú Phần Lan Peter Vesterbacka – nhà sáng lập Angry Birds và đồng sáng lập Slush.

Sửa đổi quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa
Giáo dục

Sửa đổi quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2024/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

10 dấu ấn giáo dục Việt Nam năm 2024

Năm 2024, một năm biến động với rất nhiều những sự kiện được xem là bước chuyển mình của Giáo dục Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân đã điểm lại những sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục trong năm vừa qua.