Cậu học trò người Bru Vân Kiều trở thành người đầu tiên của bản làng đỗ vào trường công an

Với số điểm khối C00 đạt 27 điểm, cậu học trò Bru Vân - Kiều ở xã biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã trở thành học sinh đầu tiên của bản làng đỗ vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. 

Tuổi thơ đốt đèn dầu học bài, trèo đèo vượt suối đến trường

Cậu học trò người Bru Vân - Kiều Hồ Văn Minh sinh ra tại bản Rìn Rìn, là địa bàn giáp biên giới Việt - Lào, nằm sâu hút trong đại ngàn còn nhiều khó khăn. Từ trung tâm xã Trường Sơn phải mất tầm hơn 1 giờ để đến với nhà Minh tại bản Rìn Rìn, sóng điện thoại nơi đây còn chập chờn và điện sinh hoạt cũng thiếu thốn trăm bề.

Vậy nhưng những ngày này, bản làng nơi em đang sống bỗng sáng bừng một niềm vui mới, khi người con của quê hương đậu vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân I với 27 điểm, làm nên kỳ tích là học sinh Bru - Vân Kiều đầu tiên ở Trường Sơn thi đỗ vào ngành Công an.

z5906436490429-91db799c2d9fb8cbf03c0bb2c0e50874-1946.jpg
Nam sinh người dân tộc Bru Vân Kiều thi đỗ vào ngành Công an

Nhớ lại tuổi thơ, Hồ Văn Minh kể lại lúc bấy giờ không có điện, tối đến bản làng chìm trong đêm tối thì em lại thắp đèn dầu học bài. Cũng hồn nhiên như bao đứa trẻ khác sinh ra giữa núi rừng, có nhiều hôm Minh cũng cùng bạn đi bắn chim, bắt ếch,… tay cầm ngọn đèn dầu soi sáng mọi con đường đất nhỏ.

Lúc bé hơn, khi chỉ mới học mầm non, những đứa trẻ ở bản như Hồ Văn Minh cũng đã phải vượt qua nhiều con suối, đường dốc từ sớm để kịp giờ đến trường. “Lúc nhỏ, tại bản Rìn Rìn chúng em chưa có điểm trường nên em và các bạn phải đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ, băng rừng qua bản Ploang mới đến được lớp học”, Minh hồi tưởng kể lại.

Lúc nhỏ chỉ biết học, Minh cũng chưa ý thức nhiều về mục tiêu của mình, cho đến khi người anh trai cả trong gia đình 4 anh em đi học ở trường nội trú trở về nhà với những món quà ở miền xuôi và lời động viên “cố gắng học cho tốt, cho giỏi”, cậu học trò đã quyết tâm với hành trình phấn đấu.

attkg81vvz2pmkjtxsxfponaaarkpkuzbdyipwbcsmerhm-243.jpg
Bản làng của Hồ Văn Minh trong tầm nhìn khi em phụ cha mẹ đi làm nương rẫy. Ảnh: NVCC

Bạn bè cùng trang lứa rủ nhau nghỉ học về phụ ba mẹ làm nương rẫy, Minh lại nghĩ rằng “không học thì khổ, bỏ lại càng khổ”. Vì thế mà Minh quyết tâm vượt khó kiếm “con chữ” với hy vọng tương lai đổi khác. Cậu học trò trở thành học sinh duy nhất ở bản Rìn Rìn theo học cấp 2 tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Quảng Ninh lúc bấy giờ.

Đường đi lại khó khăn, cũng không có tiền đi xe, nên khi đi học cấp 2, Hồ Văn Minh cũng chỉ về nhà hai lần mỗi năm. Minh đi bộ hơn 15km từ bản Rìn Rìn ra đường lớn để bắt xe khách xuống trường. Một lần được ba chở ra đường lớn bắt xe, nhìn thấy hình ảnh một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ trên đường, cậu học trò Vân Kiều đã ấn tượng với dáng vẻ trang nghiêm, rồi ấp ủ giấc mơ ấy…

Nam sinh Vân Kiều đầu tiên của Trường Sơn đỗ ngành Công an

Từ giấc mơ trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân, ngoài thời gian học trên lớp, Minh còn chăm chỉ tự học để bổ sung thêm kiến thức và đặc biệt yêu thích, tìm hiểu về môn Lịch sử. Em cũng xác định mục tiêu thi vào Trường Văn hóa, Bộ Công an (trường đào tạo văn hóa dành người dân tộc thiểu số).

Bên cạnh đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức theo quy định hiện hành của Bộ Công an thì học sinh phải có học lực từ loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại tốt trong các năm học THCS. Bằng nỗ lực và quyết tâm học tập, Hồ Văn Minh từng bước đạt được các dấu mốc là học sinh Trường Văn Hoá, rồi đạt thành tích cao với 27 điểm, đỗ vào Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (Địa lý 9,50 điểm, Lịch sử 9,75 điểm và Ngữ văn 7,75 điểm).

z5906473213462-43f7e46d3da3c0882e3ecd80471c64e1-6141.jpg
Hồ Văn Minh dạy các em trên bản tập bóng chuyền

Trong những ngày sau kỳ thi chờ nhập học, trở về với quê nhà, cậu học trò Vân Kiều lại tiếp tục cuộc sống hồn nhiên lam lũ như ngày bé. Hàng ngày, Minh lên rẫy giúp cha mẹ trồng cây keo trên đất rừng sản xuất. Từ đồi cao nhìn về hướng bản Rìn Rìn, em luôn cảm thán rằng quê mình còn nghèo quá, bản thân cũng phải cố gắng nhiều hơn.

“Ở trong bản em còn thiếu thốn nhiều, không có sóng điện thoại để cập nhật thông tin cho các bạn học tập. Nên về nhà em vẫn dặn các em trong nhà, trong bản cố học cho tốt để có tương lai tươi sáng hơn”, Minh chia sẻ.

Không chỉ đỡ đần cha mẹ việc nương rẫy, Minh còn đi đến tận nhà cắt tóc cho các em nhỏ, dạy các bạn tập bóng chuyền, chơi thể thao…

Cậu học trò Bru Vân - Kiều cũng hy vọng sau thời gian đào tạo ở Hà Nội, em sẽ xin về làm việc tại các vùng biên giới xã Trường Sơn, đóng góp xây dựng bản làng, tận tuỵ phục vụ bà con nhân dân.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.