Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài

Tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ vừa ban hành, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài.

Nghị định 125/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21.4.2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 4.10.2018).

Nghị định này có một số nội dung mới, thay đổi cơ bản so với Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Nghị định 135/2018/NĐ-CP, trong đó có vấn đề tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục

Việc thành lập, cho phép thành lập; đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đăng ký bổ sung hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được quy định tại Chương VII Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135) đến nay đã hơn 6 năm triển khai thực hiện.

Cùng với sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019, cũng như kinh nghiệm triển khai nghị định số 46/2017/NĐ-CP và Nghị định số 135/2018/NĐ-CP cho thấy có một số quy định liên quan đến tổ chức kiểm định cần được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ để phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Vì vậy, tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP, điều kiện thành lập, cho phép thành lập đối với tổ chức kiểm định trong nước đã được sửa đổi bổ sung phù hợp với quy định của 2 Luật theo hướng quy định cụ thể tường minh các điều kiện, bảo đảm tính khả thi và thực chất phù hợp với mô hình tổ chức công, tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, tháo gỡ khó khăn do cách hiểu của xã hội chưa thống nhất về việc “độc lập” đối với các tổ chức kiểm định công lập, không làm phát sinh tình huống phức tạp khi phải xây dựng cơ chế đặc thù đối với tổ chức công lập. Tổ chức kiểm định công hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập độc lập tự chủ cấp độ 1 theo quy định chung.

homepage-1-5833.jpg
Sinh viên một trường đại học tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Điều 106 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Có phương án cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự cho hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục công lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục thực hiện kiểm định, ngoài đáp ứng điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần có phương án tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính bảo đảm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học như sau:

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân; tự chủ, tự quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự, hoạt động chuyên môn theo quy chế tổ chức và hoạt động; không có nhân sự kiêm nhiệm hoặc biệt phái từ cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ sở giáo dục đại học.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tự quyết định các khoản thu chi theo quy chế tài chính và quy định của pháp luật; không nhận kinh phí hỗ trợ từ cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ sở giáo dục đại học hoặc nhà đầu tư của cơ sở giáo dục đại học.

Với việc thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Sửa đổi điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Bên cạnh các nội dung quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm định trong nước, tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn.

Điều này nhằm bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài, với nội dung quy định về điều kiện rõ ràng minh bạch, góp phần giảm thời gian giải trình về hồ sơ do sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đối với một tổ chức nước ngoài có nguyện vọng hoạt động tại Việt Nam.

Theo đó, tại Điều 112 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam gồm: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại; Được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục công nhận hoặc cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

Có bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong định chất lượng giáo dục công nhận; Có thời gian hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 5 năm ở nước sở tại; đã thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoặc đối với cơ sở giáo dục đại học;

Có điều lệ, mục đích, phạm vi hoạt động rõ ràng; Số lượng kiểm định viên làm việc cho tổ chức ít nhất 10 kiểm định viên, trong đó có ít nhất 5 kiểm định viên là thành viên của hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục.

Về thủ tục cho phép hoạt động kiểm định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP cũng được quy định rõ ràng, giảm thời gian thực hiện thủ tục và có hướng dẫn biểu mẫu cụ thể về trình tự thực hiện thủ tục hành chính.

Ngoài ra, tại Nghị định mới đã bỏ một số nội dung quy định không phù hợp về việc giải thể tổ chức kiểm định; hầu hết các thủ tục liên quan đều được “mẫu hóa” và bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ GD-ĐT đánh giá, những sự thay đổi này phù hợp với chủ trương chính sách thúc đẩy dịch vụ công và đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ.

Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô
Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Thông qua triển lãm đầy ý nghĩa nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội, Trường Ngôi Sao Hà Nội (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) mong muốn vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật và nuôi dưỡng tình yêu di sản văn hóa Hà Nội của thế hệ trẻ.

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!
Giáo dục

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!

Thấu hiểu những khó khăn mà học sinh Việt Nam gặp phải khi học tiếng Anh, 3 bạn trẻ Phan Huy Thành Long, Nguyễn Ngọc Lâm và Hoàng Văn Hồng - đại diện cho những bạn trẻ FSEL mong mỏi mang đến một ứng dụng học tiếng Anh chất lượng cao để mọi học sinh, sinh viên, người đi làm đều có thể thông thạo ngoại ngữ.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?
Giáo dục

Hội đồng Giáo sư Nhà nước xử lý thế nào về ứng viên liên quan đến mua bán bài báo khoa học?

PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết khi nhận được các đơn tố cáo hay ý kiến phản ánh về mua bán bài báo nói riêng và liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí trong hồ sơ ứng viên nói chung, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan để xử lý hoặc xác minh làm rõ, trên cơ sở đó xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số
Giáo dục

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số

Trường PTLC Newton Vĩnh Phúc tiên phong trong việc trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. Với chương trình đào tạo đẩy mạnh Ngoại ngữ và Tin học chất lượng cao, nhà trường không chỉ giúp học sinh thành thạo ngoại ngữ mà còn rèn luyện tư duy lập trình, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"
Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín
Giáo dục

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.