Thêm 3 đại học Việt Nam lần đầu vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới

Ngày 9.10, Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Việt Nam có 9 đại diện lọt vào danh sách này, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

Dù lần đầu tiên góp mặt ở bảng xếp hạng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có thứ hạng cao nhất trong các đại học Việt Nam với vị trí trong nhóm 501-600.

Xếp sau đó là Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cùng xếp hạng trong nhóm 601-800.

Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh cũng được xếp hạng lần đầu, lần lượt nằm trong nhóm 801-1000 và 1201-1500.

Các đại học còn lại trong danh sách gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (nhóm 1201-1500), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (nhóm 1501+), Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 1501+), Đại học Huế (nhóm 1501+).

1-9769.jpg
z5913159061658-bca6399e4b2a5ab0c143ffd0aa621150-2537.jpg
3-9202.jpg
9 đại diện lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025 của Times Higher Education (THE)

Bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2025 của Times Higher Education (THE) đã trở thành một công cụ quan trọng để các trường đại học trên toàn cầu đánh giá, so sánh chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và tầm nhìn quốc tế của mình.

Bảng xếp hạng này được dựa trên 18 chỉ số, tập trung vào 5 yếu tố cốt lõi: chất lượng giảng dạy (30%), nghiên cứu (30%), trích dẫn nghiên cứu (30%), triển vọng quốc tế (7,5%) và thu nhập từ hợp tác doanh nghiệp (2,5%).

Các chỉ số này được xem xét kỹ lưỡng nhằm phản ánh toàn diện khả năng của một trường đại học trong việc cung cấp một môi trường học tập và nghiên cứu xuất sắc, cũng như khả năng đóng góp vào cộng đồng toàn cầu.

Trong đó, yếu tố chất lượng giảng dạy được đánh giá dựa trên các tiêu chí như môi trường giảng dạy, khối lượng sinh viên trên mỗi giảng viên và mức độ hài lòng của sinh viên. Điều này giúp phản ánh khả năng của trường trong việc truyền đạt kiến thức và phát triển tư duy độc lập cho sinh viên.

Nghiên cứu là yếu tố quan trọng, đánh giá chất lượng và khối lượng các công trình nghiên cứu do trường công bố.

Mức độ trích dẫn nghiên cứu là thước đo đánh giá tầm ảnh hưởng của các nghiên cứu đó trong cộng đồng khoa học toàn cầu.

Yếu tố triển vọng quốc tế đo lường mức độ thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế, cũng như khả năng hợp tác và thực hiện các nghiên cứu liên quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng giúp các trường mở rộng quan hệ hợp tác toàn cầu, đồng thời nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu thông qua tiếp cận với các tri thức và phương pháp mới từ nhiều quốc gia.

Yếu tố thu nhập từ hợp tác doanh nghiệp phản ánh mức độ gắn kết của các trường với thực tiễn, ứng dụng khoa học và công nghệ vào đời sống.

Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.