Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Tuy nhiên, lộ trình và cách thức để thực hiện nhiệm vụ này đang đặt ra nhiều thách thức với tất cả những người làm giáo dục.

Thực trạng và thách thức

Tại buổi tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Đàm Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn EQuest đã có những chia sẻ đáng chú ý về thực trạng và giải pháp thúc đẩy việc phổ cập tiếng Anh trong trường học. Ông Minh cho biết, trình độ tiếng Anh của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua. Điểm IELTS 5.5 - 6.5 trước đây được xem là “rất giỏi”, thì nay đã trở nên phổ biến.

Thậm chí, số lượng học sinh đạt IELTS 9.0 cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, ông Minh cũng nhận định, trình độ tiếng Anh của học sinh, xã hội và giáo viên trong mặt bằng Việt Nam tăng đáng kể nhưng so với thế giới vẫn còn khiêm tốn. “Thế giới có chỉ số đánh giá mức độ thành thạo tiếng Anh trong xã hội. Vào năm 2015, Việt Nam xếp mức 29/70; vào năm 2020 giảm xuống mức 65/100 quốc gia. Mới nhất là 2024, Việt Nam đạt mức 58/113 quốc gia. Đâu đó chúng ta nằm giữa bảng xếp hạng. Có thể thấy, mặc dù trình độ tiếng Anh ở Việt Nam tăng đáng kể nhưng các nước khác vẫn tăng.”

“Đây là cuộc đua, tất cả quốc gia đều phải đẩy mạnh tốc độ phát triển của mình. Việt Nam không thể hài lòng với tốc độ phát triển của nước ta, dù đã có nhiều nỗ lực”, TS. Đàm Quang Minh nhấn mạnh.

1-1-851.jpg
TS. Đàm Quang Minh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục EQuest (áo xanh, bìa trái) tại Tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”

TS. Đàm Quang Minh cũng chỉ ra rằng, phụ huynh Việt Nam rất chịu khó đầu tư cho giáo dục, đặc biệt môn Tiếng Anh, đây là một trong những điểm mạnh của giáo dục tiếng Anh của nước ta. Chính vì vậy, công tác giáo dục, chỉ số giáo dục của Việt Nam cao hơn hẳn các quốc gia khác trong cùng mức độ kinh tế bởi có sự đóng góp to lớn của các bậc phụ huynh hiện nay.

Cũng tại tọa đàm, PGS.TS Hà Lê Kim Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh những chuyển biến tích cực trong giảng dạy tiếng Anh 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sự ra đời của nhiều khung pháp lý, chương trình đào tạo bài bản và các hoạt động tập huấn giáo viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chỉ ra những hạn chế trong chất lượng dạy và học tiếng Anh ở nhiều địa phương, cơ sở giáo dục. Bà cũng nhấn mạnh bài toán thiếu giáo viên và cơ sở vật chất, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

TS. Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình thì cho rằng thực trạng chênh lệch trình độ giáo viên, học sinh giữa các trường và áp lực thi cử cũng là những thách thức lớn. “Còn với tiếng Anh, nhiều người chất vấn: học để làm gì, vì có bao giờ dùng đến tiếng Anh đâu? Đó chính là câu chuyện kiến tạo môi trường! Tôi xin được chia sẻ như vậy để thấy rằng, toàn hệ thống chính trị cần làm ngay, không thể cào bằng nhưng cũng phải phân loại, phân bậc cụ thể; vừa vĩ mô nhưng cũng phải chi tiết cho từng bước”- ông Thuận nêu vấn đề.

Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập

Theo TS. Đàm Quang Minh, một trong những thuận lợi trong việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam là học bộ môn này tốt sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho học sinh và người dân. Theo thống kê của EQuest, những bạn sinh viên trong hệ thống có tiếng Anh lương khởi điểm thường tăng từ 25-50%.

"Kết quả phản ánh trong hệ thống trường tư thục của chúng tôi khá rõ, đầu ra tất cả các trường có khối 12 rơi khoảng 9,6 - 9,8/10. Kết quả này phản ánh đúng việc khi đầu tư vào tiếng Anh, kết quả người học sẽ tốt lên” - ông Minh cho biết thêm.

2-586.jpg
Dù có nhiều nỗ lực và tiến bộ, nhưng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn

Để thúc đẩy việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo tinh thần của Kết luận 91 của Bộ Chính trị, từ những thực tế triển khai tiếng Anh trên diện rộng, đến các vùng sâu, vùng xa của Tập đoàn Giáo dục EQuest, TS. Đàm Quang Minh đề xuất một số giải pháp thiết thực với thực trạng của Việt Nam.

Thứ nhất, cần hoàn thiện hành lang pháp lý với những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về việc triển khai các chương trình đào tạo tiếng Anh, đặc biệt là chương trình song ngữ.

Thứ hai, cần có sự đầu tư bài bản, đồng bộ vào việc đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu giảng dạy và cơ sở vật chất.

Thứ ba, cần ứng dụng công nghệ, khuyến khích sử dụng các nền tảng công nghệ trong dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác công - tư, thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và mô hình đào tạo tiếng Anh hiệu quả giữa các trường công lập và tư thục.

TS. Đàm Quang Minh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đơn vị giáo dục tư nhân trong việc tiên phong thử nghiệm các phương pháp giảng dạy tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại, hỗ trợ học sinh vùng khó khăn... Ông cũng đưa ra ví dụ thực tế khi triển khai Chương trình iLINK (chương trình dạy và học Tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học của iSMART Education - thành viên Tập đoàn EQuest) tại Mù Cang Chải. Với nền tảng công nghệ và hệ thống bài giảng số, EQuest đã mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn thiếu thốn cơ sở vật chất và giáo viên ngoại ngữ..

Thông qua hình thức học trực tuyến kết hợp trực tiếp, iLINK đã kết nối giáo viên iSMART với các điểm trường, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, giúp học sinh được tiếp cận với tiếng Anh thông phương pháp giảng dạy tiên tiến, góp phần bình đẳng hoá và xã hội hoá giáo dục.

“Khi chúng ta nâng tầm được tiếng Anh ở tất cả các địa bàn, thì toàn bộ hệ thống sẽ được hưởng lợi từ nền tảng đó”, TS. Đàm Quang Minh khẳng định.

3-5445.jpg
Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng trong dạy và học tiếng Anh hiện nay

Dù còn nhiều thách thức, nhưng nhiệm vụ chuyển đổi và nỗ lực để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là hoàn toàn khả thi nếu có sự đồng bộ và quyết tâm cao, với chiến lược rõ ràng và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức giáo dục tư nhân với những tiên phong và sáng tạo trong việc kết hợp công nghệ và kinh nghiệm, phương pháp đào tạo từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Như lời phát biểu của Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT GS. Trần Văn Nhung: “Cùng với sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, việc học, dạy và sử dụng tiếng Anh trên đất nước ta sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và cũng sẽ có những bước tiến ngoạn mục.”

Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?
Giáo dục

Chương trình kỹ sư chuyên sâu đặc thù của Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì đặc biệt?

Chương trình “Kỹ sư chuyên sâu đặc thù” được thiết kế tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và kỹ sư chuyên sâu đặc thù. Chương trình có thời gian thiết kế 5,5 năm. Người tốt nghiệp được cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân (4 năm) và Kỹ sư chuyên sâu đặc thù (1,5 năm).

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục

Sứ mệnh của Đại học Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau gần 40 năm Đổi mới và phát triển, đất nước ta đang có một cơ đồ chưa từng có trong lịch sử và đứng trước một vận hội mới, thời cơ mới để thực hiện khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, một dân tộc phồn vinh. Hơn bao giờ hết, hai Đại học Quốc gia nhận thấy trách nhiệm lớn lao của mình trước kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc.

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú
Chính trị

Kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với trường có học sinh bán trú

Làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Tả Phời, xã Tả Phời, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Nguyễn Hữu Dân kiến nghị có chế độ đãi ngộ đối với mô hình trường có học sinh bán trú.

 Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập
Giáo dục

Khoa Lý luận chính trị Đại học Kinh tế Quốc dân kỷ niệm 40 năm thành lập

Sáng 10.12, Khoa Lý luận chính trị, Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4” và chương trình Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Khoa Lý luận chính trị (1984 - 2024).

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.