Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.

dsc-4728-7555.jpg
Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ” được UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức tại 49 Trần Hưng Đạo
dsc-4836-5509.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm
dsc-5056-5339.jpg
dsc-5088-5127.jpg
Triển lãm là dịp để người dân Hà Nội nhìn lại chặng đường lịch sử đầy ý nghĩa và là cơ hội để tôn vinh những nét đẹp văn hóa và con người qua lăng kính nghệ thuật
dsc-4980-4630.jpg
Triển lãm giới thiệu đến công chúng 86 bức ảnh đen trắng, được thực hiện bởi hai nhiếp ảnh gia tài năng: Andy Soloman và Lê Bích. Những tác phẩm này không chỉ đơn thuần là những bức hình mà chúng như những trang nhật ký sống động ghi lại cuộc sống và tâm tư của người dân Hà Nội trong các giai đoạn đổi mới, phát triển
le-bich-54-9002-7630.jpg
Qua những bức ảnh này, người xem có thể cảm nhận được sự phấn khởi, tinh thần khởi sắc của buổi bình minh kinh tế, cùng với những mảnh ghép đời thường đầy chân thật và xúc động. Tác phẩm: Vẽ truyền thần (2012) của tác giả Lê Bích được trưng bày tại triển lãm. Tác phẩm ghi lại khoảnh khắc nghệ nhân vẽ truyền thần Nguyễn Bảo Nguyên vẽ truyền thần, ở căn nhà số 47, phố Hàng Ngang, TP. Hà Nội
andy-soloman-19-90x60-817-4579.jpg
Tác phẩm: Sửa xe đạp, đường Tam Trinh của nhiếp ảnh gia Andy Soloman được trưng bày tại triển lãm
dsc-5112-4142.jpg
Tác phẩm: Nặn than cám (1992) của nhiếp ảnh gia Andy Soloman được trưng bày tại triển lãm. Bức ảnh miêu tả cuộc sống diễn ra trên những con phố Hà Nội...
andy-soloman-46-90x60-465-2413.jpg
Tác phẩm: Ông lão trên phố Đinh Tiên Hoàng của nhiếp ảnh gia Andy Soloman được trưng bày tại triển lãm
dsc-4805-5876.jpg
Chia sẻ cảm xúc tại Triển lãm, nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman - người đã dành 32 năm gắn bó với Hà Nội cho biết, tôi đã yêu Hà Nội và người dân nơi đây từ khi tôi đặt chân đến vào năm 1992. Ở bất cứ đâu, tôi đều được đón tiếp bằng lòng hiếu khách và sự tử tế đáng kinh ngạc. Khi nhìn lại những bức ảnh tôi chụp vào thời điểm đó, tôi nhận ra chúng là những ghi chép quan trọng về cuộc sống trong thành phố. Tôi hy vọng, những người Hà Nội khi đến tham quan triển lãm sẽ yêu thích chúng như tôi
dsc-4930-4221.jpg
Sự trân trọng và tình yêu thương mà Andy Soloman dành cho Hà Nội được thể hiện rõ qua từng tác phẩm của ông, những bức hình không chỉ ghi lại vẻ đẹp của thiên nhiên, kiến trúc mà còn phản ánh tâm tư của con người, những câu chuyện đời thường - những ký ức đáng trân trọng. Nhiếp ảnh gia Andy Soloman hy vọng, triển lãm sẽ gợi lại những kỷ niệm và cảm xúc mạnh mẽ của người Hà Nội, đồng thời mong muốn được gặp lại những nhân vật trong các bức ảnh để lắng nghe những câu chuyện của họ
dsc-5132-1051.jpg
Cùng với nhiếp ảnh gia Andy Soloman, nhiếp ảnh gia Lê Bích cũng có những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi của Hà Nội. “Hà Nội đã thay đổi rất nhiều, nhưng tôi không cho phép mình quên đi vẻ đẹp xưa cũ, tinh hoa của Hà Nội”, nhiếp ảnh gia Lê Bích chia sẻ
dsc-4995-9463.jpg
Tác phẩm: Thiên nga bông (2012) của tác giả Lê Bích được trưng bày tại triển lãm.
Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Lê Bích không chỉ ghi lại vẻ đẹp hiện tại mà còn là một nốt trầm trong bản giao hưởng văn hóa của Thủ đô Hà Nội…
dsc-5157-8298.jpg
Nhiếp ảnh gia Lê Bích (người thứ hai bên phải ảnh) mong muốn, những bức ảnh của mình - những lát cắt về cuộc sống sẽ làm nổi bật lên vẻ đẹp và bản sắc độc đáo của Hà Nội, giúp người dân ngày càng yêu quý và trân trọng hơn quê hương mình

Triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ” sẽ mở cửa từ ngày 10 - 31.10.2024, tại Biệt thự Pháp cổ, 49 Trần Hưng Đạo.

dsc-5150-6176.jpg
Triển lãm “Hà Nội - Một thời để nhớ” sẽ được mở cửa từ ngày 10 - 31.10.2024, tại 49 Trần Hưng Đạo
dsc-5053-838.jpg
Bày tỏ cảm xúc khi đến xem triển lãm, bà Lưu Nguyễn Thu Hà (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) chia sẻ, mỗi bức ảnh của Andy Soloman và Lê Bích không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là những trầm tích văn hóa, mang trong mình âm hưởng của một thời đại và những cảm xúc chân thành của người Hà Nội
dsc-5036-788.jpg
Bà Nguyễn Thu Vân chia sẻ, Ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô như còn sống mãi trong tôi. Khi ấy cảm giác tự hào, vui mừng như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Đến với triển lãm này, tôi thấy rằng, những bức ảnh không chỉ là nơi lưu giữ ký ức mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, nhắc nhớ chúng ta về quá khứ anh hùng để cùng hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho Hà Nội

Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Đại biểu trải nghiệm triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội". Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu lịch sử Thủ đô qua triển lãm "Cột cờ Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, độc giả sẽ có cơ hội sở hữu phụ san đặc biệt về Cột cờ Hà Nội trên Báo Nhân Dân; trải nghiệm tiến trình giải phóng và tiếp quản Thủ đô tháng 10.1954 trong triển lãm tương tác "Cột cờ Hà Nội" khai mạc chiều 9.10 tại trụ sở Báo Nhân Dân, 71 Hàng Trống, Hà Nội.

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt
Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội - Mảnh đất hội tụ Thủy - Nhân - Tài - Lực

Theo GS,TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), cuộc cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đã đưa Hà Nội lên thành Thủ đô. Kể từ thời đại dựng nước đầu tiên cho đến nay các kinh đô kinh thành Cổ Loa, Mê Linh, Vạn Xuân, Ô Diên, Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội gần như liên tục nối tiếp nhau đều được đặt trên địa bàn Hà Nội, biến Hà Nội thành trung tâm hội tụ, kết tinh, giao lưu, lan tỏa lớn nhất và mạnh nhất các giá trị lịch sử và văn hóa của cả nước.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.