Sinh viên Bách Khoa Hà Nội đặt hoa tri ân thế hệ đi trước trong lễ tốt nghiệp

Hàng trăm bó hoa của lễ tốt nghiệp được các tân cử nhân, kỹ sư Đại học Bách Khoa Hà Nội trang trọng đặt tại tượng đài "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc" với sự biết ơn, tri ân sâu sắc với các bậc tiền bối, người có công với đất nước. 

Ngày 28 và 29.9, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 4.300 sinh viên. Dịp này, khi đi qua khu đài tưởng niệm "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc" trong khuôn viên trường, có thể thấy hàng trăm bó hoa tươi được xếp gọn gàng, kéo dài vài mét từ chân tượng đài, tràn ra lối đi.

Đây là những bó hoa của các tân cử nhân, tân thạc sĩ, kỹ sư Bách khoa thay lời tri ân với các thế hệ đi trước.

z5885234401342_69bb430bb8324ce655099aa8c4256ae0.jpg
Những bó hoa đặt ngay ngắn dưới chân đài tượng niệm "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc" vào hai ngày lễ tốt nghiệp vừa qua (Ảnh: Trang Nhung)

Khu tượng đài "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc" là nơi tưởng niệm các thế hệ sinh viên “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” bảo vệ Tổ Quốc. Tượng đài được xây dựng vào tháng 10 năm 2006, đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đại học Bách khoa Hà Nội.

Dưới tượng đài là lời đề tặng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tổ Quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.

z5883798017038_f7c1868227b21b5a24711dacb9ad9a9c.jpg
z5883798020537_4e156892bd724fbb70b461709426f432.jpg
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đặt hoa dưới đài tưởng niệm vào lễ tốt nghiệp hàng năm (Ảnh: NTCC)

Mới trở thành sinh viên năm nhất, Dương Vi Đức, Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường vô cùng bất ngờ khi biết đến truyền thống này. Lần đầu tiên nhìn thấy những bó hoa xinh đẹp dưới tượng đài sinh viên xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ vào lễ tốt nghiệp, nam sinh không khỏi bồi hồi.

"Ban đầu em thấy lạ nên có tìm hiểu từ anh chị khóa trên thì được biết đây là truyền thống lâu đời của sinh viên Bách khoa. Em càng xúc động hơn nữa khi hiểu về lịch sử và ý nghĩa của tượng đài", Đức kể.

Theo Đức, hành động này không chỉ thể hiện lòng biết ơn, tri ân những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước, mà còn là lời nhắc nhở giới trẻ về giá trị của độc lập tự do mà thế hệ trước đã phải đánh đổi bằng xương máu.

"Chính điều này đã truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp bước chúng em nuôi dưỡng truyền thống "uống nước, nhớ nguồn", trở thành một công dân giàu lòng biết ơn và yêu đất nước", Vi Đức khẳng định.

Minh Dương, Kỹ sư Trường Điện - Điện tử cho biết, đây là truyền thống có từ lâu đời của rất nhiều thế hệ sinh viên Bách khoa, thực hiện trên tinh thần tự giác, không do trường phát động.

Từ khi học năm nhất, cậu đã được giới thiệu về nét đẹp này và tâm niệm sẽ thực hiện vào lễ tốt nghiệp của mình. Giữ đúng lời hứa, buổi lễ vừa kết thúc, Dương và bạn bè đã chủ động xếp hoa gọn gàng dưới chân tượng đài.

"Ra đi mang nặng lời thề, chưa thắng giặc Mỹ chưa về Bách Khoa" là khẩu hiệu mỗi lần nhắc đến, sinh viên trường vô cùng tự hào. Em cũng vậy. Hành động đặt hoa tuy không lớn lao, nhưng là tình cảm, lòng biết ơn của mỗi người con Bách khoa đối với các cựu sinh viên đi trước đã tạm gác việc học để ra tiền tuyến", Dương bày tỏ.

z5882470480019_163297771761c7362886582137ef4132.jpg
Hành động đặt hoa dưới đài tưởng niệm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ trẻ đối với người có công với đất nước (Ảnh: NTCC)

Hình ảnh những bó hoa xếp ngay ngắn dưới tượng đài "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc" sau khi lan tỏa trên mạng đã thu hút nhiều yêu thích, tương tác. Một bạn trẻ bình luận, dù học trường khác, nhưng hành động của sinh viên Bách Khoa đã tạo nên làn sóng tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ trên toàn quốc học tập và noi gương.

"Không phô trương, cầu kỳ, chỉ một việc làm nhỏ thôi nhưng thể hiện sự sâu sắc trong suy nghĩ và lòng yêu nước, biết ơn của người trẻ", một tài khoản khác nhận xét.

Giáo dục

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

 Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường
Giáo dục

Xúc động câu chuyện trong bão số 3 tại chương trình phát động nâng bước em tới trường

Sáng 30.9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” với sự tham gia của 1.500 học sinh 3 trường học gồm: THCS Cầu Giấy, THCS - THPT Nguyễn Siêu, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân và đại diện hàng chục trường học trên toàn thành phố. 

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng
Video

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: Từng bước thí điểm và nhân rộng

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức tọa đàm “Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?”. Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh tại các trường học ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, đề xuất giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?
Giáo dục

20.000 tỷ đồng Đề án đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghệ cao sẽ đầu tư vào đâu?

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao đến năm 2030 dự kiến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 16.000 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 4.000 tỷ đồng.