91 ứng viên bị loại khỏi danh sách xét giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Theo danh sách được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công khai, có 582 ứng viên vượt qua vòng xét duyệt của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.

Danh sách 582 ứng viên vượt qua vòng xét duyệt của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xem TẠI ĐÂY

Như vậy, so với danh sách 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, có 91 ứng viên bị loại ở vòng xét này.

Trong 582 ứng viên vượt qua vòng xét duyệt của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành, có 43 ứng viên giáo sư, 539 ứng viên phó giáo sư (chưa tính 2 ngành Khoa học an ninh và Khoa học quân sự do không công khai danh sách).

Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có số ứng viên nhiều nhất với 104 ứng viên, trong đó có 4 ứng viên giáo sư. Tiếp đến là Hội đồng Giáo sư ngành Y học với 72 ứng viên (trong đó có 3 ứng viên giáo sư) và Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm với 38 ứng viên (trong đó có 3 ứng viên giáo sư).

3 Hội đồng có số ứng viên giáo sư, phó giáo sư thấp nhất, cùng có 5 ứng viên, gồm: Hội đồng Giáo sư ngành Luyện kim (5 ứng viên phó giáo sư), Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học/Nhân học (1 ứng viên giáo sư, 4 ứng viên phó giáo sư), Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học (2 ứng viên giáo sư, 3 ứng viên phó giáo sư),

So với danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở gửi lên, liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hoá có số ứng viên bị loại nhiều nhất với 15 ứng viên. Tiếp đến là ngành Công nghệ thông tin loại 12 ứng viên và ngành Y học loại 10 ứng viên.

Số ứng viên bị loại, tính theo từng Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành cụ thể như sau:

Tên Hội đồng
HĐGSCS
HĐGS ngành, liên ngành
Số ứng viên bị loại
1. HĐGS liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản
19
14
5
2. HĐGS ngành Cơ học
8
8
0
3. HĐGS liên ngành Cơ khí - Động lực
33
29
4
4. HĐGS ngành Công nghệ thông tin
27
15
12
5. HĐGS ngành Dược học
12
9
3
6. HĐGS liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa
49
34
15
7. HĐGS ngành Giao thông vận tải
26
26
0
8. HĐGS ngành Khoa học Giáo dục​
29
27
2
9. HĐGS liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm
42
38
4
12. HĐGS liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ
23
19
4
13. HĐGS ngành Kinh tế
108
104
4
14. HĐGS ngành Luật học
11
9
2
15. HĐGS ngành Luyện kim
6
5
1
16. HĐGS ngành Ngôn ngữ học
10
9
1
17. HĐGS liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp
26
22
4
18. HĐGS ngành Sinh học
34
31
3
19. HĐGS liên ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học/Nhân học
5
5
0
20. HĐGS ngành Tâm lý học
11
11
0
21. HĐGS ngành Thủy lợi
10
10
0
22. HĐGS ngành Toán học
28
22
6
23. HĐGS liên ngành Triết học - Chính trị học - Xã hội học
7
5
2
24. HĐGS liên ngành Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục thể thao
12
12
0
26. HĐGS ngành Vật lý
30
26
4
27. HĐGS ngành Xây dựng-Kiến trúc
25
20
5
28. HĐGS ngành Y học
82
72
10
Tổng
673
582
91

Trước đó, hồi đầu tháng 9, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công khai danh sách 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Theo kế hoạch, từ ngày 21.10 đến 31.10 tới đây, Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô
Giáo dục

Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Thông qua triển lãm đầy ý nghĩa nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội, Trường Ngôi Sao Hà Nội (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) mong muốn vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật và nuôi dưỡng tình yêu di sản văn hóa Hà Nội của thế hệ trẻ.

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài
Giáo dục

Bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài

Tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chính phủ vừa ban hành, điều kiện để tổ chức kiểm định nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam được sửa đổi theo hướng cụ thể và chặt chẽ hơn, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức kiểm định trong nước và nước ngoài.

Thêm 3 đại học Việt Nam lần đầu vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới
Giáo dục

Thêm 3 đại học Việt Nam lần đầu vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới

Ngày 9.10, Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Việt Nam có 9 đại diện lọt vào danh sách này, trong đó có một số cái tên mới như Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!
Giáo dục

FSEL xây dựng nền tảng học trực tuyến ngoại ngữ tương tác cùng AI: Cơ hội mới cho các bạn trẻ!

Thấu hiểu những khó khăn mà học sinh Việt Nam gặp phải khi học tiếng Anh, 3 bạn trẻ Phan Huy Thành Long, Nguyễn Ngọc Lâm và Hoàng Văn Hồng - đại diện cho những bạn trẻ FSEL mong mỏi mang đến một ứng dụng học tiếng Anh chất lượng cao để mọi học sinh, sinh viên, người đi làm đều có thể thông thạo ngoại ngữ.

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số
Giáo dục

Newton Vĩnh Phúc: Tiên phong đào tạo thế hệ tương lai trong kỷ nguyên số

Trường PTLC Newton Vĩnh Phúc tiên phong trong việc trang bị cho học sinh những hành trang cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong kỷ nguyên số. Với chương trình đào tạo đẩy mạnh Ngoại ngữ và Tin học chất lượng cao, nhà trường không chỉ giúp học sinh thành thạo ngoại ngữ mà còn rèn luyện tư duy lập trình, sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"
Giáo dục

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học: "Cần giải pháp đồng bộ cho các trường công lập và ngoài công lập"

Trước yêu cầu từ Kết luận 91 của Bộ Chính trị, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường không chỉ là một mục tiêu xa vời mà đã trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín
Giáo dục

Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín

Với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao với trên 220 người có trình độ GS, PGS, TS, Trường ĐH Lâm nghiệp phải trở thành trung tâm Khoa học - Công nghệ có uy tín, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển của lĩnh vực lâm nghiệp, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.