Trường Ngôi Sao Hà Nội triển lãm 500 bức tranh mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Thông qua triển lãm đầy ý nghĩa nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội, Trường Ngôi Sao Hà Nội (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) mong muốn vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật và nuôi dưỡng tình yêu di sản văn hóa Hà Nội của thế hệ trẻ.

Hòa chung không khí hân hoan kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Trường Liên cấp THCS & Tiểu học tư thục Ngôi Sao Hà Nội long trọng tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề "Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình".

Triển lãm là nơi trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc do chính các em học sinh từ khối 1 đến khối 9 sáng tạo nên. Không gian triển lãm tràn ngập sắc màu với hơn 500 tranh vẽ, 20 mô hình, gần 20 clip và 100 bức ảnh, tất cả đều được các "họa sĩ nhí" Ngôi Sao Hà Nội thể hiện bằng cả tâm huyết và tình yêu với Thủ đô.

Nổi bật giữa không gian triển lãm là tác phẩm "Con đường tranh: Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình'' dài 30m, được tạo nên bởi sự chung tay góp sức của thầy cô và học sinh toàn trường. Thông qua những nét vẽ vừa sinh động, vừa trong trẻo, các em đã vẽ nên một Hà Nội vừa thân thuộc, vừa nên thơ, vừa hiện đại, thể hiện tình yêu Hà Nội và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.

z5916206062520-32623017a74563174f4d679a3131a906-6837.jpg
Con đường tranh dài 30m do học sinh Trường Ngôi Sao Hà Nội thực hiện ngay tại khuôn viên trường

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật, khách tham quan còn được hòa mình vào không khí sôi động của các hoạt động ý nghĩa bên lề. 70 bức tranh xuất sắc nhất được số hóa và đưa lên kênh thông tin của nhà trường để đấu giá online. Số tiền thu được sẽ dành tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ số 3 - Hà Nội, góp phần lan tỏa yêu thương và sẻ chia trong cộng đồng.

Ngoài ra, các trạm thông tin và gian hàng được thiết kế để học sinh tìm hiểu về lịch sử Thủ đô, khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Các bạn học sinh cũng được tự tay làm những sản phẩm thủ công mang đậm dấu ấn lịch sử của Thủ đô.

Tham gia sự kiện lần này, em Trần Hồng Chính Đức, học sinh lớp 5A1 tại Trường Ngôi Sao Hà Nội chia sẻ: “Con rất vui khi được tham gia triển lãm và được tự tay làm những sản phẩm sáng tạo về thành phố Hà Nội. Khi được xem những bức tranh của các bạn, con thấy thành phố rất đẹp và nhiều màu sắc. Trước đây, con cũng được nghe thầy cô và bố mẹ kể nhiều những câu chuyện lịch sử của thành phố, nhưng khi được tham gia triển lãm, con thấy thêm yêu và tự hào về thành phố mình hơn nữa”.

z5916214365437-ae23325f0c24167f69b998c94992f36b-5410.jpg
z5916214683947-f4db295a6835f748db797829b9a0c8b8-4709.jpg
Các bạn học sinh thích thú xem tranh triển lãm

Thông qua triển lãm, Tập đoàn Giáo dục EQuest cũng như Ngôi Sao Hà Nội không chỉ mong muốn giúp các em phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật, mà còn muốn khơi dậy trong mỗi học sinh tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Sự kiện cũng là là cầu nối giúp gắn kết các em với di sản văn hóa của thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến, đồng thời khơi dậy trong mỗi học sinh ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

z5916222831116-91076834b85ee86577310bcfcc72338a-1745.jpg
z5916222108002-0cfc610ec5297d029681450fab067cc8-9264.jpg
Triển lãm “Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình" là cầu nối giúp học sinh thêm hiểu, yêu và trân trọng di sản văn hóa phong phú của Thủ đô.

Bà Khuất Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng trường Ngôi Sao Hà Nội, chia sẻ: "Thông qua sự kiện lần này, chúng tôi muốn mang đến những thông điệp về tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc. Đồng thời cũng mong muốn tạo sân chơi ý nghĩa cho các bạn học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, sức sáng tạo và tâm hồn. Chúng tôi tự hào khi các em có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng với góc nhìn trong trẻo, sinh động và đầy tình yêu. Điều này cũng minh chứng cho triết lý giáo dục hiện đại, nhân văn mà EQuest và Ngôi Sao Hà Nội luôn hướng tới".

Triển lãm sẽ tiếp tục mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 11.10.2024 .

z5916236085231-60df80079ac3f30371991bd09ebd5532-7849.jpg
z5916236452100-5873ed8159a9ae320bbadb304fd90bea-4078.jpg
z5916237823346-dc421baa94de46835b7fedb7887d8f3e-9281.jpg
z5916236799572-cc32e0b32cebf713af898fae5540130d-7956.jpg
z5916239178720-15efe8d61a3661848513515611cdfe97-9097.jpg

Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.