Trung Quốc phát triển hệ thống pháp luật phòng cháy, chữa cháy hiện đại

Kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, quá trình xây dựng các luật, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy đã trải qua ba giai đoạn riêng biệt: xây dựng ban đầu, cải tiến dần dần và phát triển có hệ thống. Khuôn khổ pháp lý này liên tục phát triển, cập nhật để bảo đảm an toàn xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.

Giai đoạn xây dựng ban đầu (1949 - 1998)

Trong những ngày đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, do kinh tế còn kém phát triển nên tổng số vụ cháy và thiệt hại liên quan tương đối thấp. Vào những năm 1950, Trung Quốc xảy ra trung bình 60.000 vụ cháy mỗi năm, gây thiệt hại khoảng 60 triệu nhân dân tệ. Bước quan trọng đầu tiên hướng tới một khuôn khổ phòng cháy, chữa cháy cơ bản diễn ra vào năm 1957 với việc ban hành Quy định về giám sát hỏa hoạn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được Quốc hội thông qua.

Quy định này gồm 12 điều, trong đó nêu rõ công tác giám sát phòng cháy, chữa cháy phải dựa vào người dân, lần đầu tiên thiết lập hệ thống trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy ở các doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã. 7 trách nhiệm cho các cơ quan giám sát hỏa hoạn đã được thiết lập, bao gồm xây dựng các quy tắc và thông số kỹ thuật an toàn chống hỏa hoạn, tiến hành kiểm tra an toàn chống cháy nổ, thống nhất chỉ huy và tổ chức chữa cháy hiện trường. Tất cả là nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng pháp luật về phòng, chống hỏa hoạn của Trung Quốc.

Thời kỳ cải cách và mở cửa sau năm 1978 chứng kiến ​​sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, kéo theo tình trạng gia tăng đáng kể các vụ cháy, nổ và thiệt hại liên quan. Trong giai đoạn 1978 - 1980, trung bình mỗi năm có 3.442 ca tử vong do hỏa hoạn, với thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 204 triệu nhân dân tệ. Xu hướng đáng báo động này đòi hỏi phải cập nhật các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy. Do đó, Quy định phòng cháy, chữa cháy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được ban hành năm 1984, dựa trên cơ sở Quy định về giám sát hỏa hoạn trước đó.

Luyện tập chữa cháy ở Trung Quốc. Nguồn: Tân Hoa xã/Shutterstock
Luyện tập chữa cháy ở Trung Quốc. Nguồn: Tân Hoa xã/Shutterstock

Những quy định mới, với chủ trương “phòng cháy trước tiên” đã mở rộng đáng kể phạm vi giám sát hỏa hoạn, bao gồm giám sát thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy trong thiết kế, thi công công trình xây dựng, cũng như trong các tòa nhà dân cư. Lần đầu tiên, Trung Quốc làm rõ cả quyền tham gia hoàn thiện và nghiệm thu dự án xây dựng, lẫn thẩm quyền giám sát, kiểm tra quy hoạch, xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy công cộng trong xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, nước này còn đưa ra khái niệm về "nguy cơ hỏa hoạn", giải thích rõ ràng các thủ tục giải quyết vi phạm an toàn chống hỏa hoạn.

Trong giai đoạn này, Bộ luật Hình sự cũng đưa ra hình phạt đối với các tội gây ra hỏa hoạn, đốt phá dẫn đến tai nạn nghiêm trọng...

Giai đoạn cải tiến dần dần (1998 - 2012)

Giai đoạn này diễn ra từ khi ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 1998 đến trước Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012).

Trước khi luật trên được ban hành năm 1998, Trung Quốc chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, kéo theo sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy. Điều đó đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý toàn diện hơn. Ngày 29.4.1998, Luật Phòng cháy, chữa cháy chính thức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, và có hiệu lực từ 1.9.1998.

Luật này thể hiện tiến bộ đáng kể so với các quy định trước đây, mở rộng số quy định từ 32 lên 54, làm cho nội dung cụ thể, khoa học và toàn diện hơn. Nó xác định rõ ràng trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy của chính quyền, các đơn vị và người dân, cũng như trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm. Luật đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống pháp luật và thúc đẩy xã hội hóa công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy. Năm 2008, Bộ Công an đề xuất sửa đổi luật lần đầu tiên, đưa ra nhiều cải cách đáng kể liên quan đến công tác phòng chống hỏa hoạn, cháy nổ, điều tra các nguy cơ và tăng cường công tác cứu hộ khẩn cấp. 

Giai đoạn phát triển có hệ thống (2012 đến nay)

Kể từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, ngành phòng cháy, chữa cháy đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền vững mới, được đánh dấu bằng nhiều cải cách toàn diện, trong đó tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh đối với Luật Phòng cháy, chữa cháy. Ngày 23.4. 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 đã thông qua Quyết định sửa đổi 8 luật, trong đó có luật trên, chuyển trách nhiệm quản lý phòng cháy, chữa cháy từ Bộ Công an sang Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp, đồng thời thành lập đội cứu hỏa toàn diện quốc gia. Ngoài ra, trách nhiệm hướng dẫn rà soát, nghiệm thu thiết kế phòng cháy, chữa cháy cho các dự án xây dựng sẽ được chuyển sang Bộ Nhà ở và phát triển đô thị, nông thôn.

Trong khi đó, những sửa đổi tiếp theo của luật vào năm 2021 tập trung vào việc thực hiện kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy; hủy bỏ bằng cấp, giấy phép của các cơ sở dịch vụ kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, và quy định trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm...

Hệ thống pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của Trung Quốc đã phát triển đáng kể trong hơn 70 năm qua, hình thành một khuôn khổ toàn diện bao gồm các luật, quy định và văn bản quy phạm. Hệ thống này đã thích ứng với những thách thức của từng thời đại, phản ánh tầm quan trọng của an toàn chống cháy nổ trong việc bảo vệ tiến bộ kinh tế và ổn định xã hội.

Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.