Cuộc “cách mạng mở đường” ở xứ Thanh

“Tấc đất tấc vàng” - câu thành ngữ vốn đã quen thuộc với mỗi người dân khi nói về sự quý giá của đất đai. Thế nhưng, hàng nghìn hộ dân ở Thanh Hóa đã không ngần ngại hiến hàng triệu mét vuông đất để xây dựng nông thôn mới (NTM). Để hôm nay, Thanh Hóa đã trở thành điển hình của cả nước trong phong trào “hiến đất mở đường”. Những cách làm bài bản, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền cùng với sự đoàn kết, chung sức của toàn thể Nhân dân xứ Thanh hứa hẹn làm nên thành quả của một cuộc cách mạng mới: Cuộc cách mạng mở đường!

Những trái tim luôn hướng về phía trước

Là một trong những điển hình trong phong trào “hiến đất mở đường” xây dựng NTM của tỉnh Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn có 15.000 hộ dân ở 254/254 thôn hiến hơn 350.000m2 đất để xây dựng 462km đường giao thông. Mặc dù trong thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhưng nhiều hộ dân ở nơi đây, trong đó có cả hộ khó khăn, hộ nghèo vẫn tích cực hiến đất mở đường.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng thăm, động viên cán bộ, Nhân dân huyện Triệu Sơn trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông - ảnh Minh Hiếu
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng thăm, động viên cán bộ, Nhân dân huyện Triệu Sơn trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông. Ảnh: Minh Hiếu

Không chỉ hiến đất, hiến cây cối, công trình kiến trúc, phá dỡ nhà, họ còn tự nguyện bỏ tiền để hoàn thiện lại mặt bằng, công trình, xây tường rào, trồng cây, trồng hoa làm đẹp cho con đường. Điển hình như gia đình ông Lê Gia Khoa ở xã Dân Quyền đã tình nguyện phá dỡ ngôi nhà ba gian và công trình phụ với diện tích khoảng 150m2 để mở đường. Điều xúc động nhất là gia đình ông Khoa chẳng phải hộ khá giả, sau khi hiến đất và nhà, hai vợ chồng ông sống giản dị trong căn nhà cấp 4 rộng 30m2. “Tôi hiến đất để mở thông con đường chạy ngang cái ao phía sau nhà, giúp bà con không còn phải đi đường vòng mỗi lần muốn ra đường lớn" - ông Khoa chia sẻ.

Không chỉ ở Triệu Sơn, phong trào “hiến đất mở đường” đã phát triển sâu rộng ở nhiều địa phương. Những tấm gương sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích lâu dài của cộng đồng xuất hiện ngày càng nhiều. Không thể không nể phục gia đình ông Lê Quang Hòa (xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) đã hiến 150m2 đất ở, cùng ngôi nhà ở cấp 4 diện tích 50m2, nhà máy xay xát gạo 40m2, nhà bếp và 50m tường rào với tổng trị giá 300 triệu đồng để mở rộng đường thôn. Hay gia đình ông Phan Xuân Thịnh (xã Đông Minh, huyện Đông Sơn) hiến hơn 250m2 đất ở, giá trị trên 2 tỷ đồng, đồng thời động viên con cháu, người thân trong gia đình hiến đất và các công trình trên đất, góp phần hoàn thiện tiêu chí NTM kiểu mẫu của thôn và xã…

“Có đường là có nhiều thứ” là những câu nói rất đỗi quen thuộc và được nhắc lại nhiều lần bởi những người dân xứ Thanh khi chia sẻ về câu chuyện “hiến đất mở đường”. Bởi thực tế, những người đã từng phải đi bộ đi học, đi làm, đi bệnh viện, chở hàng hóa… trên những con đường lầy lội ngày mưa, bụi mù vào ngày nắng, sỏi đá và nhỏ hẹp… họ thực sự thấm thía giá trị của những con đường bê tông rộng rãi, phong quang. Lịch sử đã ghi dấu, qua hai cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, hậu phương lớn Thanh Hóa đã huy động cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của, bảo đảm hậu cần cho cách mạng toàn thắng. Và ngày nay, vẫn những người nông dân chân lấm tay bùn trên mảnh đất anh hùng ấy đang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sẵn sàng cống hiến sức người, sức của để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Những con số thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình NTM tỉnh Thanh Hóa một lần nữa khẳng định sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào “hiến đất mở đường” trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng giai đoạn 2021 - 2023, người dân trên địa bàn tỉnh đã hiến gần 1,5 triệu m2 đất; di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư; phá dỡ hơn 2.400 công trình; đóng góp tiền mặt hơn 640 tỷ đồng và hơn 590.000 ngày công lao động để xây dựng lại tường bao, công trình công cộng mới cũng như mở rộng và hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn. Thanh Hóa đã trở thành điển hình của cả nước trong phong trào “hiến đất mở đường”. 

Lan tỏa, tạo khí thế mới trong Nhân dân

Giám đốc Sở NN - PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh Cao Văn Cường chia sẻ, sự đoàn kết, đồng lòng của người dân là kết quả từ chủ trương đúng, cách làm bài bản, sáng tạo, lấy lợi ích của Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu của cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã chủ động tuyên truyền, áp dụng nhiều cách làm sáng tạo để phong trào “hiến đất mở đường” lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Nhiều địa phương chủ động ban hành nghị quyết riêng về hiến đất mở đường, như các huyện Triệu Sơn, Hà Trung, Thiệu Hóa…

Tính đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 363 xã và 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 97 xã đạt chuẩn nông NTM nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn tỉnh đã xây dựng được 23 thôn thông minh thuộc các xã NTM kiểu mẫu, có 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số. Với kết quả trên, Thanh Hóa có số lượng xã đạt chuẩn NTM thuộc tốp đầu cả nước; chất lượng các xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ngày càng được nâng lên

Quá trình triển khai, các địa phương luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Những công trình, phần việc liên quan đến vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp đều được công khai, bàn bạc, thống nhất để tạo động lực, khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong Nhân dân. Nhân dân là chủ thể và phải thực sự được làm chủ trong mọi hoạt động, được hưởng lợi từ chính những công trình mà họ đóng góp.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, không khó để tìm ra những “vùng quê đáng sống” với diện mạo nông thôn thay đổi tích cực nhờ phong trào hiến đất. Những tuyến đường khang trang được lắp đặt đèn điện cao áp chiếu sáng, hệ thống thoát nước có nắp đậy, những rặng hoa, cây cảnh chạy dài... Những con đường mới mở rộng, khang trang, sạch đẹp không chỉ giúp cho việc đi lại dễ dàng, mà còn tạo điều kiện cho người dân giao thương, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực trong Nhân dân, cùng với nguồn lực của Nhà nước đầu tư hoàn thiện hệ thống đường giao thông và các công trình công cộng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, ngày 12.7.2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về “Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại”. Chỉ thị đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu: “giai đoạn 2024 - 2025, toàn tỉnh vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang ít nhất 1.100km đường giao thông và 60 công trình công cộng khác; giai đoạn 2026 - 2030 được ít nhất 3.600km đường giao thông và 400 công trình hạ tầng công cộng khác”.

Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đang được phổ biến sâu rộng đến các Chi bộ đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, để huy động cao nhất sự tham gia của cộng đồng, cần làm tốt tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động đến từng địa bàn dân cư, từng đối tượng, cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, khơi dậy tinh thần vì cộng đồng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao, coi trọng vai trò của Nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Thấm nhuần tư tưởng của Bác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã và đang vận dụng sức dân trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó, trước hết và trên hết là tôn trọng dân, dựa vào dân, bao nhiêu lợi ích đều thuộc về Nhân dân. Với tư duy đó, cuộc “cách mạng mở đường” ở Thanh Hóa chắc chắn sẽ thành công.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.