Sóc Trăng

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Đặc biệt quan tâm phát triển cán bộ dân tộc thiểu số

Là tỉnh ven biển, Sóc Trăng nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu, có hơn 1.195.000 dân với tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Nam bộ, trong đó đồng bào DTTS chiếm 35,44% dân số gồm dân tộc Khmer, dân tộc Hoa và 25 dân tộc khác.

Theo thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2016 - 2023, số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho trước mắt và lâu dài. Đến cuối năm 2023, số lượng viên chức là người DTTS của tỉnh là 6.206/20.062 người, chiếm 30,93%. Số lượng cán bộ, công chức là người DTTS từ cấp huyện, xã cũng tăng dần từng năm và có trình độ đào tạo cao hơn so với những năm trước đó. Lượng sinh viên là người DTTS được tuyển dụng vào làm viên chức hàng năm khá ổn định. Chế độ, chính sách của người DTTS được bảo đảm kịp thời, từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức người DTTS.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Lý Rotha cho biết: nhằm đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 29.6.2022 Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022 - 2025 áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh. Cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được các cơ quan, đơn vị ưu tiên cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong công tác đền bù chi phí đào tạo, cán bộ, công chức, viên chức người DTTS cũng được ưu tiên hơn như tỷ lệ giảm trừ chi phí đền bù cao hơn dân tộc Kinh theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP. Việc bố trí và sử dụng công chức, viên chức người DTTS trong hệ thống chính trị của tỉnh được các cấp ủy Đảng đặc biệt quan tâm. Nhiều địa phương, đơn vị cũng đã chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch luân chuyển và bố trí, sắp xếp công chức, viên chức người DTTS vào vị trí phù hợp với chức danh đã được quy hoạch và đa số các đồng chí này đều có sự phấn đấu, trưởng thành ở vị trí công tác mới.

Từ khi tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ Tiểu dự án 2 về “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, năm 2023 tỉnh đã cử 62 lượt cán bộ, công chức, viên chức người DTTS dự tuyển sau đại học/tổng số 106 chỉ tiêu được duyệt. Kết quả, có 52 người trúng tuyển và được cử đi học, trong đó có 1 trình độ chuyên khoa cấp II, 12 trình độ chuyên khoa cấp I và 39 trình độ thạc sĩ; anh Lý Ngân - một cán bộ trẻ dân tộc Khmer hiện làm Trợ lý Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: “Trong suốt 15 năm công tác, tôi đã được các cấp ủy Đảng đưa đi bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị phù hợp và kịp thời với từng vị trí đảm nhận như qua các lớp trung cấp, cao cấp chính trị, thi chuyên viên chính và thạc sĩ hành chính công. Không chỉ riêng tôi mà nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số cũng được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt và đạt nhiều kết quả tích cực”

Có chính sách đặc thù trong tuyển dụng

Nhờ am hiểu sâu sắc đời sống, phong tục tập quán của đồng bào mình, cộng với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đã thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; trở thành lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.

Báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng cũng cho thấy, thời gian qua, tuy đã có chính sách đãi ngộ đặc biệt nhưng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tỉnh Sóc Trăng đến nay chỉ cơ bản đủ về số lượng, nhưng chưa đủ mạnh về chất lượng, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chưa đồng đều, nhiều trường hợp chưa được bố trí đúng chuyên môn, sở trường.

Xác định được tầm quan trọng, vai trò của cán bộ là người DTTS, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã đề ra nhiều giải pháp trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Trong đó, chú trọng cả số lượng và bảo đảm chất lượng, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và đặc điểm xã hội của địa phương; thường xuyên điều tra thống kê các đối tượng là con em người DTTS đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp để đưa vào quy hoạch, sử dụng, bổ sung vào nguồn cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, phân công công tác sinh viên cử tuyển và sinh viên người DTTS tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ, công chức, viên chức người DTTS nói riêng phù hợp với thực tế từng địa bàn, từng vùng nhằm khuyến khích và động viên khích lệ, thu hút được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS tham gia công tác, phục vụ lâu dài.

Địa phương

Di tích được xếp hạng ở Bắc Giang
Địa phương

Bắc Giang: Cần quản lý chặt chẽ các khoản thu từ lễ hội

Đó là đề nghị của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Giang tại buổi giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý thu, chi tài chính lễ hội; tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động ở một số di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (ngày 17.4)

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Gần 100% cử tri đại diện hộ gia đình đồng thuận với phương án sắp xếp đơn vị hành chính và hợp nhất tỉnh

Tính đến 15h00 ngày 19.4, toàn tỉnh Thái Nguyên đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và chủ trương hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ cử tri tham gia lấy ý kiến đạt 99,97%, tỷ lệ đồng thuận gần như tuyệt đối.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Gia Lai còn 69 xã, 8 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức đã thống nhất sắp xếp, tổ chức từ 218 đơn vị hành chính cấp xã thành 77 đơn vị (gồm 69 xã và 8 phường) cùng nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng cần được các cấp ủy, đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim
Đời sống

Bài cuối: Những người lính lặng lẽ viết tiếp trang sử bằng công nghệ và trái tim

Trong những ngày đêm miệt mài cùng đồng đội, các cán bộ chiến sĩ Công an các xã thu thập từng mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ, Trung tá Nguyễn Thị Lệ Thúy, Đội trưởng Đội 1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Hà Nam, thấu hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết ý nghĩa công việc mình đang làm. Họ là những người chiến sĩ kiên nhẫn, tận tình ngồi kế bên những Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, hướng dẫn từng thao tác kê khai thông tin trực tuyến, lắng nghe những câu chuyện đong đầy nước mắt và nỗi mong mỏi suốt đời tìm lại tên người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Khánh thành công trình tu bổ Khu di tích Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh
Địa phương

Khánh thành công trình tu bổ Khu di tích Trung ương Cục miền Nam tại Tây Ninh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh tổ chức khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Công trình hoàn thành đúng tiến độ, ứng dụng công nghệ hiện đại, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của cả nước.

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.