Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Đồng lòng trong mưa lũ

Từng được coi là địa phương nghèo, thuần nông nhưng ít năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã có bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Phú Bình đang phát huy thành quả là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tiếp tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025 và trở thành thị xã trước năm 2030.

Siêu bão Yagi ước tính đã gây thiệt hại cho toàn huyện gần 200 tỷ đồng. Trong những thời điểm gian khó nhất, cả hệ thống chính trị của huyện đã có mặt tại tất cả các điểm nóng, cùng Nhân dân trắng đêm, xuyên bão ứng trực và sẵn sàng cho mọi tình huống cam go. Người dân tại những vị trí xung yếu được di dời, Phú Bình đã không để xảy ra tình huống đáng tiếc nào, không có thiệt hại về người. Những thiệt hại dân sinh cũng được hạn chế. Đặc biệt, trong những ngày mưa lụt, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn vẫn bảo đảm hoạt động bình thường.

pb2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, động viên Nhân dân và các lực lượng đóng chân trên địa bàn khắc phục hậu quả lũ lụt

Gồng mình chống lũ, Phú Bình nhận được sự quan tâm chia sẻ của đồng bào từ mọi miền đất nước. Nghe tin Thái Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, ông Dương Tiến Dũng thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, đã thuê xe vận chuyển chiếc thuyền sắt của gia đình từ Cao Bằng về Thái Nguyên. Từ ngày 10.9, ông đã cùng với lực lượng chức năng và Nhân dân huyện Phú Bình đi vào các khu vực nước ngập sâu, xoáy mạnh mà thuyền nhỏ không tiếp cận được để đưa người dân bị cô lập đến nơi an toàn, tiếp ứng nhu yếu phẩm.

Vững vàng vượt thử thách

Kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đi thực địa, động viên nhân dân xã Nga My - một trong những nơi là “rốn lũ” của huyện Phú Bình với mực nước lũ dâng cao trong những ngày qua. Đánh giá cao nỗ lực của địa phương trong việc hạn chế thấp nhất hậu quả do lũ lụt gây ra, Chủ tịch Quốc hội ân cần thăm hỏi tình hình và động viên người dân khắc phục khó khăn, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn để tập trung khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ gây ra, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

pb1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên

Sáng 13.9, ngay sau khi phát động và tiếp nhận ủng hộ Nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Bình Nguyễn Thị Loan đã yêu cầu tất cả các lực lượng trên địa bàn hướng về cơ sở.

Trên khắp các cánh đồng, ngõ xóm, các nẻo đường của Phú Bình những ngày này là sự hiện diện của các lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Ông Hoàng Đình Ẩm (Chủ tịch UBND xã Thượng Đình) cho biết, UBND xã chỉ đạo khẩn trương hỗ trợ các hộ bị ngập lụt tiến hành dọn rửa nhà ở, di chuyển tài sản vào vị trí cũ, dọn dẹp toàn bộ các tuyến đường bị ngập. Đồng thời, huy động ô tô và máy múc để nạo vét bùn, rác đọng tại các khu vực trũng. UBND xã cũng xây dựng kế hoạch cấp phát hóa chất để các xóm tiến hành khử khuẩn; tiếp tục rà soát những đoạn đường bị vỡ, sạt lở để sửa chữa, gia cố, đảm bảo an toàn giao thông.

pb3.jpg
pb4.jpg
Các lực lượng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ

Với tư duy quyết liệt và cách thực hiện bài bản, nhịp sống đang trở lại bình thường. Đúng như Chủ tịch UBND huyện Phú Bình Lê Thanh Sơn chia sẻ, huyện đã dồn tổng lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân với quan điểm, khó khăn là thử thách. Mục tiêu kiên định vững vàng sẽ giúp địa phương vượt qua thử thách để Phú Bình vươn lên, xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm trong phát triển kinh tế- xã hội của quê hương Thái Nguyên.

Trên đường phát triển

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.