Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

img_0879.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng động viên gia đình ông Nguyễn Văn Hải (thôn 16, xã Hiệp Hòa) bị sập nhà do bão số 3. Ảnh: Phong Nam

Tại cuộc làm việc với lãnh đạo địa phương và thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại thị xã mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có thị xã Quảng Yên trong công tác khắc phục thiệt hại do bão gây ra để nhanh chóng phục hồi, tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Ước thiệt hại lên đến hơn 2.305 tỷ đồng

Theo thống kê sơ bộ của thị xã cho thấy, đến ngày 13.9, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn ước tính trên 2.305 tỷ đồng. Cụ thể, đã có trên 25.000 nhà dân bị tốc mái, 128 nhà bị đổ sập. Ước thiệt hại tài sản về nhà cửa, lúa, hoa màu, vật nuôi, thủy sản... gần 2.100 tỷ đồng. Các công trình, tài sản công ước thiệt hại trên 218 tỷ đồng. Trong đó, ngành giáo dục và đào tạo thị xã ghi nhận 55 trường học và trụ sở Phòng Giáo dục - Đào tạo bị hư hỏng; hệ thống 19 trạm y tế xã, phường đều bị hư hỏng với mức độ khác nhau. Hơn 500 cột điện bị gãy đổ; mạng lưới viễn thông bị ảnh hưởng nặng; hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã bị hư hại trên diện rộng.

Tại cuộc làm việc với Đoàn công tác, Bí thư Thị ủy Quảng Yên Cao Ngọc Tuấn cho biết: ngay sau khi cơn bão đi qua, thị xã đã huy động trên 2.000 người thuộc các lực lượng tại chỗ của các phường, xã và đơn vị lực lượng vũ trang, cùng trên 100 phương tiện, máy móc tham gia công tác dọn cây xanh gãy đổ, tháo dỡ vật cản trên các tuyến đường. Trong ngày 10.9 vừa qua, 100% tuyến giao thông đã được thông suốt. Các lực lượng tiếp tục thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhà dân bị thiệt hại để ổn định cuộc sống. Thị xã cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khôi phục lại hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố về điện, viễn thông, nước sinh hoạt…

Theo Bí thư Thị ủy Cao Ngọc Tuấn, nguồn lực khắc phục hậu quả sau bão được thị xã ưu tiên cho các trường học, hệ thống y tế và thăm hỏi, động viên các hộ gia đình chính sách, các gia đình thuộc hộ cận nghèo, hộ gia đình bị sập đổ nhà do bão. Hiện, thị xã cũng đang tập trung nghiên cứu các quy định của Trung ương, đưa ra các tiêu chí, đối tượng hỗ trợ, công khai, giám sát việc thực hiện hỗ trợ với các đối tượng theo quy định. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thị xã đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tình hình mưa lũ và khả năng ảnh hưởng đến tuyến đê biển trên địa bàn. Qua đó, dự báo tình hình để chuẩn bị các phương án sẵn sàng trước các tình huống phát sinh liên quan đến mưa bão, thiên tai.

Mục tiêu cao nhất là ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân

Qua trao đổi với lãnh đạo thị xã Quảng Yên, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực thực hiện “4 tại chỗ” của tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị xã nói riêng trong ứng phó và khắc phục ảnh hưởng, thiệt hại của bão… Nhấn mạnh sự khắc nghiệt, cùng những biến đổi bất thường của khí hậu hiện nay, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý, yêu cầu đặt ra với cả hệ thống chính trị thị xã là không được chủ quan, lơ là.

Quảng Yên với đặc thù của một địa phương ven biển thì việc quan tâm bảo vệ hệ thống đê biển; sẵn sàng các phương án, xử lý các tình huống có thể xảy ra và tính toán phương án, giải pháp khắc phục lâu dài, trong đó có công tác phòng, chống vô cùng quan trọng. Để làm được điều này cần nhận thức rõ và kiểm soát chặt các nguy cơ thiên tai, để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa cho công tác tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về công tác phòng, chống. Đồng thời, phải đánh giá lại các công trình xây dựng bảo đảm khả năng ứng phó với các cơn bão lớn với cường độ mạnh…

Để sớm khắc phục hậu quả sau bão, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan cần rà soát, đánh giá đúng sát tình hình; sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại chỗ và huy động nguồn lực xã hội. Việc sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, của các cấp ngành cùng sự chung tay, hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp, các Mạnh Thường Quân dành cho các hộ gia đình, các đơn vị bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra sẽ càng khẳng định niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền. Đồng thời, thấy rõ được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương vì mục tiêu quan trọng, cuối cùng là làm sao để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Sự ghi nhận của Nhân dân chính là minh chứng rõ nét nhất về những bài học, mô hình, cách làm hiệu quả tỉnh Quảng Ninh nói chung, thị xã Quảng Yên nói riêng đã triển khai trong công tác phòng, chống thiên tai, bão lụt...

Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Địa phương

Đồng hành đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 5.10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) năm 2024. Hội nghị được tổ chức với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi cung ứng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu”

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng
Địa phương

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng

Tại buổi gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do TP. Hà Nội tổ chức vừa qua, nhiều đại biểu đã bồi hồi, xúc động, chia sẻ lại hồi ức ngày 10.10.1954.