Long An đưa kinh phí khuyến công hỗ trợ ứng dụng máy móc và thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Long An vừa nghiệm thu đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ nấm ăn và nấm dược liệu” tại cơ sở nấm Thanh Nhàn.

Trước những nhu cầu, thách thức trên và để phát triển nghề bền vững, việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm là xu thế tất yếu. Nhận thấy được việc đầu tư máy móc thiết bị là rất cần thiết, được sự giới thiệu từ địa phương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Long An đã khảo sát, xây dựng đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ nấm ăn và nấm dược liệu” cho cơ sở nấm Thanh Nhàn.

ttt20240815220824 (1).jpg
Áp dụng quy trình sản xuất bằng máy móc, sản phẩm đầu ra đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm

Đề án có tổng chi phí là 290 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ 145 triệu đồng, phần còn lại là vốn đối ứng từ cơ sở. Đây là một trong những đề án khuyến công sử dụng nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Đề án được thực hiện từ tháng 1.2024 cho đến nay.

Cơ sở nấm Thanh Nhàn tại ấp Cây Sao, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An chuyên sản xuất, chế biến bột nấm, phôi nấm ăn các loại và nấm dược liệu. Đây là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nhỏ, nguồn vốn sản xuất còn hạn chế.

Qua khảo sát, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Long An đã phối hợp cơ sở xây dựng đề án nhằm hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn khuyến công địa phương để đầu tư ứng dụng trang thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ nấm, góp phần tăng doanh thu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho cơ sở.

Thực hiện đề án, cơ sở nấm Thanh Nhàn đầu tư mới 100% dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ nấm ăn và nấm dược liệu gồm máy sàn, máy trộn, máy đóng bịch, lò hấp giá thể tiệt trùng... với công suất Việt Nam từ 400-500kg/tháng.

Chủ cơ sở nấm Thanh Nhàn cho hay, vận hành dây chuyền thiết bị mới, cơ sở có nhiều thuận lợi như giảm số công lao động, hạ giá thành sản xuất thấp bằng 1/3 so với cách làm nấm truyền thống. Đặc biệt, khi áp dụng quy trình sản xuất bằng máy móc, sản phẩm đầu ra đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm do hạn chế tiếp xúc với người lao động.

Tại buổi nghiệm thu đề án, ông Phạm Văn Phong - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Vĩnh Long cho biết, đề án đạt mục tiêu đề ra.

Theo ông Phạm Văn Phong, không riêng với cơ sở nấm Thanh Nhàn, nguồn vốn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công đóng vai trò như "bà đỡ" cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có thêm điều kiện đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Từ đó, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra giá trị sản xuất chung của ngành, góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

"Với nguồn vốn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công đã tạo đà cho cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có thêm điều kiện đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm. Nhờ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường; tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tạo ra giá trị sản xuất chung của ngành cơ khí chế tạo; góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.", Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Vĩnh Long khẳng định.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.