Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3

Bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các công trình dân sinh, hệ thống cây xanh, cột điện, nhất là đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện. Theo thống kê sơ bộ, dù không gây thiệt hại về người nhưng bão số 3 đã làm tốc mái 39 ngôi nhà và đổ sập 1 nhà dân đang thi công dở; 4 trường học bị tốc mái với diện tích 620m2, 19 trường học bị hư hỏng cửa kính, nhà vệ sinh, cổng trường, các biển hiệu trong trường; 800m2 công trình phụ bị tốc mái; 305m tường bao bị sập đổ; 2 cổng chào và 5 cụm loa phát thanh bị gẫy; gẫy đổ 44 cột điện, trong đó có 5 cột điện hạ thế tại KCN Cảng biển Hải Hà và 39 cột điện thắp sáng đường quê và đường điện xương cá trong các thôn, xóm, khu dân cư với hơn 3.200m dây điện các loại bị đứt.

Điện lực Hải Hà tổ chức khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra để cấp điện an toàn cho nhân dân trên địa bàn trong ngày 9.9

Bão cũng đã quật đổ, gãy 1.612 cây xanh tại các trục đường giao thông, khuôn viên các cơ quan, trường học; hàng trăm ha keo, cây ăn quả, lúa, hoa màu bị đổ, gãy, ngập úng cục bộ. Hơn 130ha giàn nuôi hàu, và hàng chục ô lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn.

Đặc biệt, điểm sạt lở tại QL18B khu vực bản Mả Thầu Phố, xã Quảng Đức trước đó tiếp tục sạt lở, gây khó khăn lớn cho công tác khắc phục sau này, ảnh hưởng tới việc đi lại của Nhân dân và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

Cây xanh đổ gãy trên các trục đường nhanh chóng được xử lý

Ngay sau khi bão số 3 đổ bộ, lực lượng chức năng và các xã, thị trấn của huyện Hải Hà đã nhanh chóng khắc phục các sự cố do bão gây ra. Huyện đã tập trung kiểm tra, thống kê, đánh giá tình hình và khẩn trương khắc phục thiệt hại. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đã huy lực lượng dọn dẹp, vệ sinh môi trường, thu dọn cây xanh đổ, gãy.

Chỉ trong 1 ngày nỗ lực, các cơ quan, trường học trên địa bàn huyện hoạt động trở lại bình thường. Ngành điện đã nhanh chóng khắc phục hơn 20 điểm có sự cố gãy đổ cột điện, đứt đường dây để trong ngày 9.9 tại các xã, trị trấn của huyện đã có điện sinh hoạt (trừ xã đảo Cái Chiên) và các mạng thông tin liên lạc hoạt động bình thường.

Công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường được tiến hành ngay sau bão

Hiện nay, huyện Hải Hà đang tiếp tục chỉ đạo huy động các lực lượng vệ sinh môi trường và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả; kiểm tra đánh giá tình hình tàu thuyền, cơ sở vật chất, sản xuất đảm bảo ổn định đời sống nhân dân sau bão. Đặc biệt, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát lại các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) của địa phương, chủ động phương án "4 tại chỗ" khi có diễn biến mưa lũ sau bão. Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông vận hành hồ Trúc Bài Sơn, có phương án bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ lưu.

Phân công cán bộ, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện xuống các xã kiểm tra rà soát ngay những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các khu vực thường xuyên bị lũ, chia cắt để thông tin cảnh báo đến người dân, các đối tượng bị ảnh hưởng và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp; chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản; triển khai các phương án đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở các khu dân cư. Chỉ đạo Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện sản xuất, ổn định đời sống công nhân và sản xuất.

Giữ đà tăng trưởng những tháng cuối năm

Xã Quảng Đức tổ chức hỗ trợ người dân tại bản Lý Nà sửa chữa lại nhà ở bị ảnh hưởng của bão số 3

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, ngay từ đầu năm, huyện Hải Hà đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hóa các nhiệm vụ chính trị, các chủ trương lớn của tỉnh và huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Huyện đã xây dựng, triển khai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024, trong đó chú trọng triển khai chương trình xây dựng NTM đi vào thực chất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp huyện; tập trung giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội…

Hoạt động sản xuất tại KCN Cảng biển Hải Hà đã ổn định ngay sau khi bão đi qua

Với việc tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội tăng trưởng ổn định. Một số lĩnh vực đạt và vượt kịch bản tăng trưởng: Giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt 26.701 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Giá trị lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng mạnh, ước đạt 8.308,3 tỷ đồng, tăng 24,4%. Huyện tổ chức nhiều hoạt động du lịch thu hút hơn 129.300 lượt khách, doanh thu đạt hơn 168 tỷ đồng, tăng 47,26% so cùng kỳ.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã khởi sắc trở lại sau khi lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa chính thức đi vào hoạt động ổn định. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đạt hơn 40,8 triệu USD, tăng 10,31% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết tháng 8 ước đạt hơn 233,8 tỷ đồng, bằng 68% dự toán tỉnh giao, bằng 66% dự toán huyện giao, tăng 17% so cùng kỳ. Công tác triển khai đầu tư các dự án trong đề án giao thông nông thôn được đẩy mạnh, cơ bản đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của tỉnh.

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường từ QL18A đến trung tâm xã Đường Hoa (huyện Hải Hà) được đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển của địa phương

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, nhất là do ảnh hưởng của bão số 3, một số lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn như giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khó đảm bảo tiến độ dẫn đến công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công bị ảnh hưởng. Công tác giao, cho thuê khu vực nuôi biển gặp khó khăn. Công tác GPMB, nhất là đối với GPMB phân kỳ 1.5 KCN Cảng biển Hải Hà và một số dự án chuyển tiếp gặp khó khăn.

Cùng với tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, huyện Hải Hà tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương bám sát Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 để chỉ đạo triển khai các giải pháp cụ thể theo lĩnh vực của cơ quan, đơn vị phụ trách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Huyện Hải Hà đang tập trung đầu tư hạ tầng cung cấp nước sinh hoạt nhằm nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch trên địa bàn

Huyện Hải Hà sẽ tập trung cao độ cho sản xuất nông nghiệp những tháng cuối năm; hoàn thiện phương án, giải quyết dứt điểm công tác GPMB một số dự án chuyển tiếp từ năm 2023 và các dự án khởi công mới năm 2024; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án khởi công mới; hoàn thiện thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán theo từng hạng mục, khối lượng hoàn thành để kịp thời giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo tiến độ giải ngân đến hết 30/9 đạt 80% kế hoạch vốn. Chủ động nắm bắt, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh…

Trên đường phát triển

Dự án hỗ trợ cho 390 hộ dân khó khăn và 11 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện U Minh với số tiền 1,8 tỉ đồng
Trên đường phát triển

Hỗ trợ người dân U Minh trước thiệt hại của hạn hán năm 2024

Trước những thiệt hại do hạn hán năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) đã triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách này tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau gần 15 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, tỉnh Nam Định đã thực hiện, triển khai sâu rộng cuộc vận động (CVĐ) đến đông đảo tầng lớp nhân dân, từng bước thay đổi nhận thức, văn hoá tiêu dùng, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.