Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh - trung tâm Kinh Bắc xưa, là vùng đất 'địa linh nhân kiệt', giàu truyền thống lịch sử, khoa bảng, văn hiến và cách mạng; có nền văn hóa phong phú lâu đời của ngàn năm lịch sử.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bắc Ninh đã đoàn kết, đột phá, năng động, đổi mới sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và đạt những kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Giai đoạn 1997-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân của Bắc Ninh đạt 14%/năm. Đặc biệt 10 năm qua, tỷ trọng kinh tế của Tỉnh trong cơ cấu GDP toàn quốc đã tăng thêm 1% từ mức 2,3% năm 2011 lên 3,3% năm 2020, khẳng định vững chắc cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Bên cạnh những lợi thế, Bắc Ninh đang đối mặt với một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là cơ sở hạ tầng xã hội chưa phát triển xứng tầm với kinh tế. Nguy cơ ô nhiễm môi trường ở một số Cụm công nghiệp và làng nghề. Kinh tế tư nhân phát triển chưa tương xứng với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, với diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước: 822,7 km2, Bắc Ninh không còn nhiều dư địa về lãnh thổ, quỹ đất để phát triển.

Xuất phát từ nhiệm vụ lập Quy hoạch đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 670 ngày 21.5.2020; Qua nhiều lần tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia, lấy ý kiến các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, cũng như ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và các thành viên Hội đồng thẩm định Quốc gia…Đến nay, Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1589, ngày 8.12.2023.

00:00 / 00:00
Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Trong giai đoạn Quy hoạch, Bắc Ninh có thuận lợi: Là tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Là tỉnh có dân số trẻ - lực lượng lao động năng động, năng suất và tay nghề cao. Là cửa ngõ kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là điểm kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Hồng với các đầu mối kinh tế trọng điểm như cửa khẩu, cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế.

Bắc Ninh luôn quan tâm, nỗ lực cải thiện các chỉ số điều hành và quản trị, kiến tạo nên các chính sách đầu tư thông thoáng. Ưu tiên các doanh nghiệp sử dụng ít đất; ít lao động; vốn đầu tư cao; hiệu quả cao và hàm lượng công nghệ cao. Hiện Bắc Ninh là điểm đến hấp dẫn, an toàn của hàng trăm doanh nghiệp trong nước, hàng chục tập đoàn quốc tế đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Chất lượng và dịch vụ cuộc sống được cải thiện. Nhiều chính sách mang đậm tính nhân văn với mức hỗ trợ cao hơn so với quy định của Trung ương. Đặc biệt, trên hành trình phát triển, văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị; ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm trong văn hóa. Đó là phương hướng mà Bắc Ninh kiên định, đang mang lại nhiều lợi thế và cơ hội lớn cho địa phương.

Tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng... đã mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới của Bắc Ninh. Vì thế, Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Tỉnh được thực hiện trên các quan điểm.

Lấy truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng, các giá trị di sản văn hóa, tư duy sáng tạo, khát vọng vươn lên của con người Bắc Ninh - Kinh Bắc làm yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh, đồng thời khai thác, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt nổi trội, lợi thế địa kinh tế để xây dựng đô thị Bắc Ninh hiện đại, thông minh, phát triển thịnh vượng dựa trên kinh tế tri thức, mô hình kinh tế sáng tạo, đột phá; trung tâm công nghiệp, logistics của cả nước và khu vực, một trong những thành phố có sức cạnh tranh, sáng tạo hàng đầu châu Á.

Thực hiện chuyển đổi số tổng thể, toàn diện, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, khắc phục các hạn chế trong không gian phát triển.

Phát triển toàn diện, tổng thể, hài hòa giữa kinh tế với văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tầm nhìn 2050, Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bắc Ninh đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá phát triển.

Ý kiến bạn đọc

Trên đường phát triển

Chỉ số PAR INDEX năm 2024
Địa phương

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.