Lào Cai:

Chính quyền quyết tâm xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa

Thị xã Sa Pa (Lào Cai) là điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn, trong ưu tiên lựa chọn của du khách cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, những hình ảnh phản cảm, đáng thương của trẻ ăn xin, bán hàng rong, đeo bám chèo kéo, khiến nhiều khách du lịch còn cảm thấy xót xa, trăn trở.

Du khách có lỗi?

Vấn nạn trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu người H’Mông) bán hàng rong, nài nỉ, xin tiền khách du lịch có dịp đến với Sa Pa những năm qua không còn là mới mẻ. Nhưng dịp du xuân Quý Mão 2023 này vẫn chững kiến cảnh các bé thường đi theo nhóm từ 5-7, có khi hơn chục; các em chỉ khoảng 4-5 tuổi địu trên lưng những đứa trẻ sơ sinh 1-2 tháng tuổi đi bán hàng, nhảy nhót, đeo bám xin tiền tại trung tâm thị trấn và điểm dừng chân thuộc phường Ô Quy Hồ…, khiến khách du lịch rủ lòng thương rút tiền cho, hoặc mua hàng ủng hộ.

Khó trong xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa -0
Một du khách đang cho tiền những đứa trẻ

Lý giải việc cho các bé mỗi cháu 20.000 đồng, chị Hồng Anh, du khách đến từ Thủ đô Hà Nội thở dài: “Nghĩ đến các con mình được nâng niu, chăm bẵm, đủ đầy; trong khi các con ở đây nhìn lem luốc và đáng thương, nên tôi cho các cháu chút tiền”.  Còn bà Hoa, du khách đến từ tỉnh Hà Nam sau chìa trên tay món hàng lưu niệm là chiếc móc chìa khoá làm từ vải thổ cẩm vừa mua với giá 50.000 đồng, bà cười rằng mua để ủng hộ các bé, chứ thực ra đâu có sử dụng, rồi bà đưa cho chị chủ quán bán hàng bản địa.

Đối với anh Trịnh Minh Hoàng, du khách cùng gia đình đi du lịch đến từ tỉnh Hải Dương lại bảo những đứa con mình ra mở cửa xe ô tô lấy xúc xích và nước ngọt, bánh kẹo đem vào chia cho bọn trẻ. Anh Hoàng còn hỏi bọn trẻ thích ăn đồ gì tại quán thì cứ lấy, rồi mình trả tiền. Theo anh Hoàng nhìn nhận, đối với mình thì không đáng gì, nhưng nhìn lũ trẻ thấy tội, nên muốn cho các bé được ăn đồ ngon và ăn no bụng, chứ không phải là cách cho tiền bạc.

Khó trong xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa -0
Đứa trẻ bế trên tay đứa em hơn 1 tháng tuổi được cho đồ ăn

Phóng viên thắc mắc sao lũ trẻ nhỏ vậy, mà sao bố mẹ lại để địu em nhỏ sơ sinh vậy đi bán hàng, xin tiền, nhìn “cám cảnh” vậy. Chị Nhâm là người có ki ốt bán hàng thời gian dài tại điểm du lịch Ô Quy Hồ cho biết: Đó là những trẻ đồng bào dân tộc H’Mông, đi theo bố mẹ bán hàng, rồi chị chỉ sang phía bên kia đường có những người lớn tuổi vẫn dõi theo bọn trẻ, để biết có ai cho tiền còn đến “cầm giúp”. Chị Nhâm cũng lý giải, chỉ cần quan sát sẽ thấy bọn trẻ khi được ai mua hàng hay cho quà, là chúng kéo đến mời chào, còn đối với những du khách không mua thì chúng cũng chỉ “ngó lơ”. Trước đây đông lắm, nhưng giờ do có khuyến cáo nên ít người cho, lũ trẻ ở nhà và giảm nhiều. Việc khách du lịch cho tiền, mua hàng, cho quà… là việc thể hiện tình thương, nhưng cũng là nguyên nhân chính khiến người lớn xúi trẻ ra, còn chúng được cho nên cũng ham.

Khó trong xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa -0
Phía sau các em bé bán hàng là những người lớn luôn "giám sát" 

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Đem câu chuyện tình trạng trẻ em đeo bám khách du lịch ở Sa Pa đến cơ quan chức năng, UBND tỉnh Lào Cai mới đây đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 9.2.2023 về việc “Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”, giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội là đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.

Còn đối với địa phương đang có thực trạng trẻ em đeo bám và ăn xin khách du lịch, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Tô Ngọc Liễn cho biết: Thị xã đã và đang quyết tâm xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, lưu giữ hình ảnh đẹp và cảm xúc thân thiện cho du khách mỗi khi có dịp đến đây. Bắt đầu từ tháng 10.2022 đối với Viettel và Mobi Phone, từ tháng 11.2022 đối với Vina Phone, khi du khách đến với Sa Pa sẽ nhận được tin nhắn vào điện thoại cá nhân với nội dung: “SaPa chào mừng quý khách! Đề nghị quý khách thực hiện: Không dừng, đỗ xe trái quy định; không vứt rác bừa bãi; không cho tiền trẻ em lang thang, ăn xin; không mua hàng từ người chèo kéo, đeo bám”. Bên cạnh đó, thời gian qua, cả hệ thống chính trị của thị xã đã vào cuộc để quyết tâm thực hiện nhiệm vụ này.

Theo tài liệu đồng chí Tô Ngọc Liễn cung cấp, Đảng và Chính quyền thị xã đã ban hàng nhiều văn bản về thực trạng này. Mới đây, Thị uỷ Sa Pa có Quyết định số 613/QĐ-TU ngày 4.1.2023 về việc “Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giám sát, giúp việc giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám và ăn xin trên địa bàn…” do Phó Bí thư Trường trực Thị uỷ Thào A Sinh làm Trưởng ban, cùng 15 thành viên là trưởng các cơ quan, đoàn thể, xã phường; thêm vào đó là Tổ giám sát, giúp việc gồm 8 đồng chí cùng vào cuộc.

Theo Quyết định, nhiệm vụ của Ban là “Chỉ đạo, tuyên truyền, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện công việc thực hiện công tác giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám, xin ăn trên địa bàn; còn nhiệm vụ của Tổ giám sát và giúp việc có trách nhiệm:  “Tham muu giúp Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai chương trình có hiệu quả các hoạt động…,”. Thị xã đã phân công nhiệm vụ, rà soát, thống kê danh sách các đối tượng  là người lớn là bố mẹ các trẻ, hoặc đối tượng cung cấp hàng hoá nhằm thu lợi bất chính sau khi các trẻ bán được…, để tuyên truyền giáo dục; lập Đội trật tự đô thị để thường xuyên giám sát và nhắc nhở.

Khó trong xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa -0
Loa của lực lượng chức năng vẫn liên tục phát

Dù Ban chỉ đạo đã có quán triệt, có các biện pháp mạnh: Nếu bán hàng không đúng nơi quy định sẽ tổ chức thu giữ tang vật, ghi hình, chụp ảnh để làm chứng cứ xử lý. Còn đối với hành vi ăn xin: Trẻ nhỏ không có người lớn đi cùng, tổ công tác thực hiện lập biên bản hiện trường, xác định rõ nội dung, danh tính, vị trí, khu vực,..., rồi đưa về Phòng tạm lánh tại Trung tâm Chính trị thị xã Sa Pa, sau đó mời bố mẹ hoặc người giám hộ đến làm việc, tổ chức ký cam kết với gia đình không để con em đi ăn xin vì có nguy cơ gây mất an toàn. Đối với các trường hợp không có người đến nhận, sẽ tiến hành lập hồ sơ đưa ra Trung tâm công tác xã hội tỉnh theo quy định.

Tuy nhiên, theo thực tế quan sát của phóng viên, các Đội trật tự đô thị đã thường xuyên đi tuần tra, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc phát loa, hoặc nhắc nhở trực tiếp các bé hãy đi về nhà. Trao đổi với lãnh đạo Công an thị xã Sa Pa được chia sẻ rằng lực lượng cũng đang khá bối rối, khó đưa ra biện pháp mạnh, bởi đó chỉ là những đứa trẻ, nhất là lại đồng bào dân tộc thiểu số, nên hiện vẫn chủ yếu ở hình thức tích cực tuần tra, tuyên truyền, nhắc nhở.

Khó trong xử lý nạn đeo bám, ăn xin khách du lịch tại Sa Pa -0
Mong rằng những hình ảnh này sẽ sớm chấm dứt

Qua câu chuyện trên, thiết nghĩ giải pháp triệt để nhất đó là du khách khi đến Sa Pa hãy thực hiện nghiêm khuyến cáo bằng nội dung tin nhắn gửi đến điện thoại, triệt để không cho tiền, không mua hàng, không cho quà… đối với những trẻ đeo bám, chèo kéo. Có như vậy, du khách chính là giải pháp căn cơ, triệt để nhất giải quyết tình trạng này.

Ngày 19.1.2023 vừa qua, Ban chỉ đạo đã ban hành Kết luận số 04/KL-BCĐ, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng thành viên và cơ quan, đơn vị về vấn đề này. Trong đó, Công an thị xã Sa Pa sẽ trên cơ sở hồ sơ ban đầu của UBND phường, các dấu hiệu vi phạm trong việc lợi dụng trẻ em đi ăn xin để thực hiện chuyên đề điều tra, xử lý các đối tượng lợi dụng trẻ em để trục lợi, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.