Phát triển toàn diện vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

Tín dụng chính sách mở lối thoát nghèo

Tín dụng chính sách không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của đồng bào các dân tộc miền núi Nghệ An, mà với cấp ủy, chính quyền địa phương, đây còn là công cụ trụ cột trong giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Kỳ Sơn, Anh Sơn đã từng bước vươn lên, thoát nghèo…

Từng bước thoát nghèo…

Trước đây, gia đình ông Vi Văn Dũng (sinh năm 1964) ở bản Hòa Sơn, xã biên giới Tà Cạ thuộc diện khó khăn nhất bản. Kinh tế chủ yếu nhờ nương rẫy, lại nuôi ba con ăn học. Tháng 3.2008, lần đầu tiên gia đình ông được NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho vay 10 triệu đồng hộ nghèo để mua 1 con bò cái và gây dựng đàn bò lên đến 5 con. Sau khi trả nợ đủ cho ngân hàng. Ông Dũng lại được vay thêm 25 triệu đồng cải tạo hơn 5.000m2 đất để làm ruộng lúa và rau màu…

Ảnh 2: Nuôi Gà đen – hướng thoát nghèo của người Mông Kỳ Sơn. Ảnh: A. Yên
Nuôi Gà đen – hướng thoát nghèo của người Mông Kỳ Sơn. Ảnh: A. Yên

Mới đây, gia đình tiếp tục được NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho vay 100 triệu đồng phát triển đàn bò, lợn sinh sản. Nhờ vốn vay của ngân hàng, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, gia đình ông Dũng làm ăn ngày càng khấm khá. Giờ đây, mô hình phát triển kinh tế gia đình của ông Dũng đã trở thành kiểu mẫu để cho bà con bản trên, mường dưới đến tham quan học tập.

Một điển hình khác cho sự bền bỉ, kiên trì vượt khó là chị Ngô Thị Chung và anh Hoàng Văn Việt ở thôn 3, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn. Cả hai vợ chồng cũng được NHCSXH huyện Anh Sơn hỗ trợ từ khi chỉ có mảnh áo vắt vai. Đến nay, sau khi được tiếp cận và thụ hưởng 4 - 5 chương trình tín dụng của ngân hàng, hai vợ chồng đã có của ăn, của để; xây được nhà kiên cố; sở hữu 3ha keo; đàn trâu bò, gà vài chục con… Hiện, anh chị đang dư nợ tại NHCSXH huyện 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm “và muốn được vay thêm để mở rộng đàn bò, nuôi thêm đàn dê…” - anh Việt nói.

Theo Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn 3 Bùi Thị Loan - người có 10 năm làm cánh tay nối dài chính sách tín dụng đến với hộ nghèo, cận nghèo, nguồn vốn rất thiết thực với bà con khó khăn. Nguồn vốn cùng lúc giải quyết rất nhiều vấn đề dân sinh bức thiết như nhà ở, việc làm, thu nhập, học tập… bảo đảm ổn định cuộc sống và trật tự an toàn xã hội. Như trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn 3 hiện có 41 hội viên thì chỉ còn 4 hộ nghèo. “Dự kiến số hộ này sẽ thoát nghèo vào năm 2024 nhưng để đạt mục tiêu này, chắc chắn chúng tôi rất cần sự đồng hành của NHCSXH” - bà Bùi Thị Loan khẳng định.

Đồng quan điểm với bà Bùi Thị Loan, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn 1B, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn cũng cho rằng, các chương trình tín dụng do NHCSXH thực hiện thực sự cần thiết và phù hợp cho người nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Với các khoản vay nhỏ, lãi suất thấp, thời gian vay hợp lý và đặc biệt có sự đồng hành sát sao của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giúp cấp ủy, chính quyền và người dân giải bài toán thoát nghèo.

Tiến tới sản xuất lớn

Sau 10 năm làm công nhân tại các khu nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, hai vợ chồng anh Phạm Văn Hoàng (sinh năm 1989) và chị Lê Thị Thêm (sinh năm 1993) quyết định bỏ lại tất cả công việc, nhà cửa, trở về quê nhà ở thôn 8, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn để chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Với chút vốn liếng ít ỏi tích lũy được, hai vợ chồng đã bàn tính sẵn con đường mưu sinh khi trở về: Chăn nuôi và trồng trọt trên chính đất của cha mẹ cho!

Nói là làm, ngay khi trở về, hai vợ chồng anh Hoàng đã lên kế hoạch chăn nuôi gà thịt, gà đẻ, cá và trồng keo. Đề án bài bản của hai vợ chồng đã được chính quyền xã và NHCSXH huyện Anh Sơn quan tâm hỗ trợ. Lần lượt, khoản vay đầu tiên - 50 triệu đồng vào năm 2018 là Chương trình cho vay hộ cận nghèo đã giúp hai vợ chồng xây dựng chuồng trại và mau chóng thoát nghèo. Khoản vay 50 triệu đồng tiếp theo là cho vay giải quyết việc làm, đã tạo điều kiện để hai vợ chồng mở rộng diện tích chuồng trại và trồng keo. Đến nay, anh chị đã sở hữu 3ha keo trồng xen chè Gay; 4 sào nuôi cá và 6 nghìn gà đẻ, gà thịt. Thị trường là các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện và các địa bàn lân cận. “Tính riêng thu nhập từ chăn nuôi, mỗi tháng hai vợ chồng để dành được 45 - 50 triệu đồng; cao gấp đôi thu nhập khi làm công nhân” - anh Hoàng chia sẻ.

Tại xã Lĩnh Sơn, 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã giúp anh Bùi Văn Anh trở thành ông chủ nuôi lươn có tiếng trong vùng và là mô hình khởi nghiệp điển hình của thanh niên huyện Anh Sơn. Hiện nay, tổng doanh thu từ lươn thương phẩm và lươn giống của anh Hoàng đạt trên 1 tỷ đồng/năm; lợi nhuận đạt từ 350 - 400 triệu đồng/năm. Không thuận lợi như các mô hình ở Anh Sơn nhưng ở huyện 30a Kỳ Sơn cũng đã có những tấm gương điển hình, nỗ lực vượt bậc. Đơn cử như vợ chồng anh Lô Văn Luân và chị Lô Thị Xuyên, ở bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý là một ví dụ.

Theo chia sẻ của chị Xuyên, vợ chồng chị đã thụ hưởng hầu hết các chương trình của NHCSXH huyện Kỳ Sơn. Năm 2008, hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống mới với Chương trình cho vay nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg; kế đó là Chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động… và hiện tại 100 triệu đồng Cho vay giải quyết việc làm. Sau 15 năm được cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện, NHCSXH Kỳ Sơn hỗ trợ vốn vay, nay gia đình anh chị Luân - Xuyên đã thoát nghèo, sở hữu trong tay khối tài sản đáng nể: Hai con được học đại học, trong đó người con lớn đi làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc); có đàn bò, gà, lợn, dê gần trăm con; có xe tải nhỏ chuyên vận chở hàng hóa phục vụ người dân trong bản, trong huyện; có cửa hàng kinh doanh xăng dầu…

“Chúng tôi vẫn không tin nổi mình đã thoát nghèo và có cuộc sống tốt như hôm nay” - anh Luân xúc động nói.

Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh
Xã hội

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.