Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Thu nhập bình quân tăng sau mỗi năm

Nếu như năm 2021, thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 95 triệu đồng/người/năm thì năm 2022 đạt 107 triệu đồng/người/năm; đến năm 2023 đạt 113 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt là số hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh; trong đó, năm 2022 giảm hơn 9.900 hộ, năm 2023 giảm hơn 7.200 hộ. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm từ 11.606 hộ xuống còn 7.917 hộ. Hiện, trên địa bàn tỉnh còn hơn 19.600 hộ nghèo, cận nghèo.

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả cao, hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan và các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, việc làm; khảo sát nguồn nhân lực và nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh; từ đó, có kế hoạch chiêu sinh, tổ chức đào tạo nghề sát với nhu cầu xã hội.

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp cho hơn 40.500 người, đạt 101,28% so với kế hoạch năm. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 2.400 người ở các trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; chủ yếu các nghề như may công nghiệp, chế biến, bảo quản chè…

n2-6538-3706.jpg
Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn. Ảnh: Nguyễn Tùng

Cũng trong năm 2023, Dự án "Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo" trên địa bàn tỉnh đã có 51 dự án phát triển sản xuất được triển khai, với tổng kinh phí thực hiện 37,2 tỷ đồng; trong đó, hơn 33 tỷ đồng ngân sách trung ương hỗ trợ, hơn 4,1 tỷ đồng ngân sách địa phương đối ứng. Cùng với đó là Dự án "Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp" với kinh phí thực hiện gần 16 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 14,1 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương đối ứng…

Từ hiệu quả của các dự án, mô hình sản xuất và đào tạo nghề, người lao động nghèo trên địa bàn đã có thêm cơ hội vươn lên trong phát triển kinh tế, hướng đến thoát nghèo bền vững. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2023 giảm còn 2,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, cao hơn so với năm 2022 là 1%. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 36%, cao hơn so với năm 2022 là 0,1%; 23.250 người lao động được giải quyết việc làm, trong đó, gần 2.750 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Chú trọng kết nối cung cầu

Ông Bùi Tiến Đạt, Trưởng phòng Thông tin thị trường, Trung tâm Dịch vụ việc làm cho biết, tâm lý của người lao động nghèo thường tự ti, không quyết đoán trong lựa chọn công việc, nên khi trao đổi với người lao động, cán bộ Trung tâm luôn tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan đến người lao động để nắm rõ năng lực của từng người. Từ đó, tư vấn, định hướng công việc, nghề học và thực hiện kết nối với nhà tuyển dụng, giúp người lao động lựa chọn được công việc phù hợp và đến doanh nghiệp làm việc với mức thu nhập thỏa đáng.

Để giải "bài toán" việc làm cho lao động nghèo, hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động triển khai có hiệu quả các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; trong đó coi trọng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong 5 năm gần đây, đã có gần 200.000 lượt người lao động, học sinh, sinh viên được tư vấn về việc làm, học nghề; 20.000 người lao động được giới thiệu việc làm; gần 7.000 người lao động được doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc.

Trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh có gần 30.600 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm; 4.000 người được giải quyết việc làm mới, trong đó có 1.861 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu đến các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Romania và các thị trường khác.

Để công tác tư vấn, giới thiệu việc làm thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo, vào tháng 4 hàng năm, Sở phối hợp cùng các cấp, ngành, doanh nghiệp tổ chức Tháng cao điểm kết nối cung - cầu lao động.

Ví như năm 2023, trong tháng cao điểm, 20 hoạt động được tổ chức, thu hút hơn 180 lượt doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 9.000 lượt người lao động tham gia. Kết quả có hơn 1.000 người được giới thiệu và kết nối việc làm, tuyển sinh học nghề; hơn 2.000 người lao động tham gia phỏng vấn trực tuyến tại các điểm cầu, trong đó gần 600 người lao động trúng sơ tuyển.

Gần đây nhất là Tháng cao điểm năm 2024 với 40 hoạt động, thu hút hơn 200 lượt doanh nghiệp, 110 trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh và hơn 10.000 lượt người lao động, học sinh, sinh viên tham gia. Trong tháng đã có hơn 1.200 người được giới thiệu, kết nối việc làm. Đáng chú ý, trong tổng số người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm cung ứng cho doanh nghiệp, có hơn 700 người lao động nghèo và là người dân tộc thiểu số.

Một thuận lợi là trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã triển khai đồng bộ với các nội dung cụ thể. Đơn cử như xây dựng dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa thông tin thị trường lao động, duy trì hiệu quả sàn giao dịch việc làm trực tuyến; từng bước hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

Việc thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động, hỗ trợ kết nối việc làm được Sở tổ chức thường xuyên, giúp người lao động; đặc biệt là người lao động nghèo và người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn có cơ hội vươn lên, ổn định cuộc sống.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.