Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Ngày 21.10, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha), dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Rừng và Biến đổi khí hậu.

Triển lãm là thành quả nghiên cứu khoa học do Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam, Đại học Valladolid, Đại học Khoa học Tự nhiên phối hợp thực hiện, với sự tham gia hỗ trợ của các trường đại học và cơ quan, tổ chức đối tác Việt Nam như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp, HTX Nông sản Võ Nhai.

dsc00745-739-802.jpg
dsc00797-3557-5121.jpg
Các đại biểu, khách mời tham quan triển lãm

Triển lãm Rừng và Biến đổi khí hậu được tổ chức nhằm tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. Rừng là các ống dẫn carbon, đồng thời là ngôi nhà bảo vệ cho đa dạng sinh học. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hành tinh và cũng rất cần thiết cho phúc lợi của nhân loại bằng cách cung cấp cho con người các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Tuy vậy, rừng đang bị đe đọa nghiêm trọng trên nhiều mặt trận.

dsc00620-2290-1381.jpg
GS.TSKH Võ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, GS.TSKH Võ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Triển lãm Rừng và Biến đổi khí hậu tôn vinh những đóng góp vô giá của các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha và Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp và biến đổi khí hậu; đi sâu vào nhiều chủ đề bao gồm đa dạng sinh học và tài nguyên rừng; nghiên cứu và phương pháp lâm nghiệp sáng tạo; mối quan hệ phức tạp giữa con người và rừng; chính sách và luật liên quan đến rừng; mối đe dọa cấp bách của cháy rừng và nạn phá rừng. Thông qua các tương tác hấp dẫn, khán giả sẽ hiểu sâu hơn về những thách thức mà rừng đang phải đối mặt, cùng sự cấp thiết của các giải pháp bền vững.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên bày tỏ lòng biết ơn đến Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) vì những đóng góp hào phóng đã giúp triển lãm thành hiện thực.

"Trong hành trình khám phá này, chúng ta có thể cùng nhau học hỏi từ những hiểu biết sâu sắc của các nhà khoa học và hướng tới một tương lai nơi rừng được bảo vệ, biến đổi khí hậu được giải quyết và hành tinh phát triển mạnh mẽ", GS.TSKH Võ Hoàng Linh nhấn mạnh.

dsc00498-1-7239-6052.jpg
Bà Carmen Cano de Lasala, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam

Bà Carmen Cano de Lasala, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là mối đe dọa hệ thống toàn cầu quan trọng nhất liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, như Tổng thư ký Liên hợp quốc đã nói gần đây. Liên minh châu Âu cũng đặt cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học vào trọng tâm của mối quan hệ chiến lược với Việt Nam.

"Tây Ban Nha và Việt Nam đều đang phải đối diện những vấn đề giống nhau về biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học. Vốn có vị trí địa lý gần biển, hai nước sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng cao. Madrid có mục tiêu tham vọng giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang bắt đầu quá trình chuyển đổi năng lượng giống Việt Nam", Bà Carmen Cano de Lasala nói.

Theo GS.TS. Felipe Bravo thuộc Đại học Valladolid (Tây Ban Nha), biến đổi khí hậu và khủng hoảng đa dạng sinh học là vấn đề môi trường cấp bách nhất mà nhân loại đang phải đối mặt. Rừng và các giải pháp công nghệ dựa vào thiên nhiên có thể giúp con người giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy lối sống bền vững.

Tây Ban Nha là quốc gia có diện tích rừng lớn thứ ba châu Âu, chỉ sau Thụy Điển và Phần Lan. Diện tích rừng Tây Ban Nha gồm hơn 19 triệu ha, tương đương khoảng 75% diện tích quốc gia Việt Nam. Mặt khác, hai nước đã có lịch sử hợp tác lâu đời từ thế kỷ XVI, khi thường xuyên buôn bán qua tuyến đường liên lục địa Manila Galleon. Đáng chú ý, đây là quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.

Đại học Valladolid, trong thập kỷ qua đã thiết lập mối quan hệ bền chặt và lâu dài với các trường đại học khác nhau ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả của những nỗ lực đó hướng đến việc phát triển các dự án chung thành công, đặc biệt như triển lãm ngày hôm nay.

dsc00114-8171-3029.jpg
dsc00106-3576-3452.jpg
dsc00128-8239-8965.jpg
dsc00122-8375-3909.jpg
Các tài liệu, mẫu vật thực tế đa giác quan trưng bày tại triển lãm

Phụ trách khu vực trưng bày, ông Nguyễn Đức Hoài, phòng Hợp tác phát triển - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thông tin, các mẫu vật, tài liệu tập trung chia thành các chủ đề chính: Tổng quan chung về trái đất, con người; Các vật phẩm khai thác từ rừng để phục vụ đời sống con người; Hoạt động khai thác từ rừng để phục vụ sinh kế của người bản địa Việt Nam; nhóm các công cụ khoa học công nghệ để khai thác rừng theo hướng công nghệ cao.

"Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức, khi đến với triển lãm, các khách mời sẽ cùng nhau thảo luận, tìm ra các giải pháp cụ thể, chính sách hợp tác về bảo vệ rừng và phát triển bền vững, cũng như tìm ra giải pháp cho các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ rừng", ông Hoài cho biết.

Triển lãm Rừng và biến đổi khí hậu tổ chức từ ngày 21.10 đến 25.10, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (19 Lê Thánh Tông, TP. Hà Nội).

Môi trường

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát
Môi trường

Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát

Ngày 8.10, theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 924/QĐ-STNMT-KHTC (ngày 4.10) Quyết định về việc hủy kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện gói thầu Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đợt 1) gồm: Mỏ Liên Mạc (Thượng Cát); Mỏ Tây Đằng - Minh Châu; Mỏ Châu Sơn theo Quyết định số 889/QĐ-STNMT-KHTC ngày 16.8.2023 của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.