Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

img-6325-1852-2707.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Bùi Thị Hà phát biểu. Ảnh: Thanh Bình

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam Bùi Thị Hà cho biết: Trước năm 2005, Việt Nam có gần 4.000 cá thể gấu bị nhốt trái phép tại 1.390 cơ sở tư nhân. Hầu hết các cá thể gấu đều bị săn bắt trái phép khi còn nhỏ và bán cho các cơ sở nuôi gấu lấy mật.

Để giảm thiểu tình trạng săn bắt và nuôi gấu trái phép ngày càng gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới tiến hành các hoạt động nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam.

Vào năm 2005, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 02/200/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi nhốt trái phép đã được đăng ký và gắn chip điện tử. Đồng thời, ENV cũng triển khai chiến dịch dài 20 năm trên khắp cả nước nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu mật gấu thông qua các buổi tọa đàm, triển lãm cộng đồng, phim ngắn truyền thông và chương trình phát thanh với sự tham gia đông đảo người dân, các cơ quan báo chí và nhận sự ủng hộ từ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng.

Sau khi quá trình đăng ký và gắn chip điện tử được hoàn tất vào năm năm 2006, Cơ quan kiểm lâm và Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới đã tiếp tục tiến hành giám sát định kỳ. Theo khảo sát, thống kê của ENV, trong giai đoạn 2009 - 2014, nhu cầu tiêu thụ mật gấu Việt Nam đã giảm 61%.

Trong suốt gần 20 năm qua, nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào với 46 trong số 63 tỉnh, thành phố không còn gấu bị nuôi nhốt tại các cơ sở tư nhân. Nhu cầu tiêu thụ và sử dụng mật gấu cũng đã giảm 61% tại các đô thị lớn so với giai đoạn 2009 - 2014 mà ENV thực hiện đánh giá khảo sát. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng gần 200 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại 17 tỉnh, thành phố trong đó có khoảng 1/2 số gấu tập trung tại Hà Nội.

Chặng đường tiếp theo vẫn đòi hỏi sự tham gia và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, tổ chức và cả cộng đồng để mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho các loài gấu tại Việt Nam.

img-6326-5176-285.jpg
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Thanh Bình

Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, ENV đã và đang nỗ lực hợp tác với người dân và cơ quan chức năng trên cả nước để hỗ trợ phát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến gấu. Hàng trăm cá thể gấu nuôi nhốt trái phép đã bị tịch thu hoặc được tự nguyện chuyển giao đến các trung tâm cứu hộ. Nhiều biển quảng cáo mật gấu đã bị dỡ bỏ. Các bình rượu gấu và chân tay gấu cũng bị tịch thu và xử lý theo quy định. Ngoài ra, ENV cũng thường xuyên hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan chức năng trong các hoạt động kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu có đăng ký trên cả nước để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm tại các cơ sở.

buoi-nhot-gau-2302-5359.jpg
Ban tổ chức tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong hành trình chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Bình

+ Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong hành trình chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật tại Việt Nam.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…