Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Quốc lộ 55 có 1,6km từ Quốc lộ 1A vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mặt đường chỉ rộng 6m, chưa đáp ứng lưu lượng các phương tiện lưu thông ngày một tăng cao. UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổng hợp kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV thuộc thẩm quyền của tỉnh Bình Thuận về việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ này.

Nhiều cử tri cho biết, tuyến đường Quốc lộ 55 đoạn qua thị xã La Gi rất hẹp, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân và các phương tiện. Cử tri kiến nghị cần mở rộng tuyến đường này để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông. Đồng thời, nâng cấp tuyến Quốc lộ 55 đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường dẫn cao tốc Dầu Giây thuộc tỉnh Bình Thuận.

z5889323456964-f8a9b90be29f6e748916113faad503d6-3150-3382.jpg
Quốc lộ 55 nối vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mặt đường nhỏ, hẹp (6m) tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông

Tuyến Quốc lộ 55 có tổng chiều dài 233 km, kết nối 3 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng. Đây là trục ngang nối 3 tỉnh với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh. Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng khoảng 156 km, gồm đoạn đầu tuyến thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đoạn từ Km0+000 - K vụm52+640 và đoạn từ Km97+692 - Km205+140 (giao Quốc lộ 1A, tỉnh Bình Thuận đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng).

Riêng đoạn giữa tuyến từ Km52+640 đến Km97+692, chiều dài khoảng 45 km (từ ranh giới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Quốc lộ 1A, tỉnh Bình Thuận), Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư tháng 7.2010. Cụ thể, Ban Quản lý dự án 85 (trực thuộc Bộ GTVT) đã lập hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án để nâng cấp, cải tạo và mở rộng Quốc lộ 55 với điểm đầu tại Km52+640 (cầu Suối Nước Mặn - ranh giới giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) điểm cuối tại Km97+692 (ngã ba 46 - giao với Quốc lộ 1) với quy mô mặt cắt ngang chủ yếu 4 làn xe.

Tuy nhiên, do chưa bố trí nguồn vốn nên chưa được triển khai xây dựng. Đoạn đường này được xây dựng khá lâu, quy mô mặt đường hẹp (6m), một số đoạn đã hư hỏng, xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu lưu thông hiện nay trên tuyến, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Do đó, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ 55, đoạn từ Km52+640 đến Km97+692, tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, tránh ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông; phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam; góp phần hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận; tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa vùng duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương.

Sở GTVT Bình Thuận đã lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương và tổng hợp, có báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, có ý kiến góp ý báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo đề nghị của Ban Quản lý dự án 85.

Trước đó, ngày 15.8, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các sở ngành, địa phương và Ban Quản lý dự án 85 góp ý hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 55 đoạn Km52+640 – Km97+692.

Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh đã đề nghị Ban Quản lý dự án 85 nghiên cứu điều chỉnh điểm cuối dự án kết nối với nút giao cao tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (tại khoảng Km101+926 Quốc lộ 55), thuộc địa phận xã Sông Phan, huyện Hàm Tân. Trong đó có nâng cấp, mở rộng đoạn Quốc lộ 55 từ Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Hiện UBND tỉnh Bình Thuận đã giao Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 85 để cập nhật, hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án trình Bộ GTVT xem xét.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…