Agribank với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Xứng đáng là đầu tầu kinh tế

Nhìn lại 70 năm sau giải phóng, nhất là chặng đường 16 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội Khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đến nay, đã có một Hà Nội mang tầm vóc mới với nhiều thành tựu nổi bật, là đầu tàu kinh tế, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của cả nước.

Với quyết tâm đổi mới, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng, chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều năm qua, Hà Nội vẫn bền bỉ tăng trưởng, mức tăng GRDP 6,27% (năm 2023), cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước (5,05%). Thu nhập của người dân tiếp tục được cải thiện, bình quân 150 triệu đồng/người/năm. Hai năm gần đây, Hà Nội đứng đầu cả nước về thu nội địa.

Agribank đã đóng góp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại cho Thủ đô. Nguồn: Agribank
Agribank đã đóng góp xây dựng nền nông nghiệp hiện đại cho Thủ đô. Nguồn: Agribank

Đến hết năm 2023, thành phố có 18/18 huyện đạt chuẩn nông thôn mới với 382/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 183 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững; năng suất lao động ngày càng tăng, đạt bình quân trên 7%/năm.

Mới đây, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.2024 trực tuyến với 63 địa phương tổ chức ngày 8.10.2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước, trong đó, Hà Nội chiếm đóng góp cao hơn với tỷ lệ 25,93%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội thực hiện 9 tháng đầu năm 2024 là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư xã hội, chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu hàng hóa, dịch vụ… đều có sự tăng trưởng. Đây là những kết quả tích cực trong bối cảnh vô cùng khó khăn do hệ lụy từ thiên tai, đại dịch bệnh và khủng hoảng của kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, trong 10 điểm sáng của Hà Nội được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến có kinh tế phục hồi, tăng trưởng được thúc đẩy. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của Hà Nội tăng 6%; bình quân 3 năm (2021 - 2023) tăng 6,04% - cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước.

Sự hiện diện hùng hậu

Như trên đã nói, trong thành tựu của Thủ đô hôm nay, có sự đóng góp không nhỏ của Agribank. Với 268 điểm giao dịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Agribank là ngân hàng có số lượng điểm giao dịch lớn nhất trong các ngân hàng thương mại, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Việc Agribank triển khai quyết liệt các giải pháp về tiền tệ; nâng cao chất lượng tín dụng; điều chỉnh mạnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng nông thôn mới, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho người dân trên địa bàn.

Trong thời gian qua, Agribank đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân kịp thời tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Giai đoạn 2019 - 2023, bình quân dư nợ cho vay nền kinh tế của các chi nhánh Agribank khu vực TP. Hà Nội khoảng 135.000 tỷ đồng, cao nhất là năm 2023 đạt trên 144.485 tỷ đồng, cho thấy vai trò và nỗ lực của ngân hàng trong việc cung cấp vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế của Thủ đô. Nguồn vốn của Agribank đã hỗ trợ phát triển các dự án kinh tế trên toàn địa bàn, giúp hàng triệu hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Kinh tế của Thủ đô những năm qua ghi nhận những bước tiến nổi bật trong phát triển nền nông nghiệp mang tính đặc thù khi nằm trong lòng đô thị; với diện tích đất nông nghiệp hạn chế nhưng nhu cầu tiêu dùng và phát triển nông sản lại ngày càng tăng.

Nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường, Hà Nội đã hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, gắn với công nghiệp chế biến và chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là một phần trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy nông nghiệp bền vững mà thành phố đang hướng tới. Là ngân hàng thương mại chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, Agribank đã đồng hành, hỗ trợ nguồn lực tài chính đáng kể cho khoảng 300 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trên địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy các dự án nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng, Agribank còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Agribank phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện nhiều chương trình thiết thực, trao tặng học bổng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người có công với cách mạng... với mong muốn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).