Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

Nguy cơ bội chi tại nhiều địa phương

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT Lê Văn Phúc cho biết, so với cùng kỳ năm trước, toàn quốc tăng 7.372 nghìn lượt (tương đương 5,8%), nâng tổng số lượt KCB BHYT trong 9 tháng lên 134.842 nghìn lượt. Trong đó, số lượt KCB nội trú tăng 7,6%, còn KCB ngoại trú tăng 5,6%, cho thấy xu hướng tăng chỉ định điều trị nội trú. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chi phí KCB BHYT tăng tới 15,5% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tổng chi KCB BHYT 9 tháng năm 2024 là 102.057 tỷ đồng, tăng 13.696 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó chi KCB nội trú tăng 16,8,% và chi KCB ngoại trú tăng 13,4%.

bhyt-1721213333267337921397-9864-4800.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Phân tích các số liệu cũng cho thấy, số lượt KCB BHYT tại tuyến huyện cao nhất với khoảng 82,3 triệu lượt so với 30,4 triệu lượt tại tuyến tỉnh; 17,3 triệu lượt tại tuyến xã và 4,9 triệu lượt tại tuyến Trung ương. Tuy nhiên, chi phí KCB BHYT được cơ quan BHXH thanh toán cao nhất dành cho các cơ sở tuyến tỉnh (khoảng 47.000 tỷ đồng), tiếp đó là tuyến huyện (34.000 tỷ đồng), tuyến Trung ương (19.000 tỷ đồng) và tuyến xã (2.000 tỷ đồng).

Ông Phúc chỉ rõ, nhiều địa phương có số lượt KCB và số tiền thanh toán tăng rất cao so với tỷ lệ gia tăng bình quân của toàn quốc, thậm chí tăng đến 2,5 lần số gia tăng chung... Theo đó, có 9 địa phương tăng trên 150.000 lượt KCB BHYT so với cùng kỳ năm trước; 10 địa phương có số chi tăng trên 275 tỷ đồng. Đồng thời, trong khi tỷ lệ gia tăng chi phí bình quân 9 tháng là 9%, nhiều địa phương có số gia tăng đến 26 - 27%... Đây là những vấn đề mà BHXH các địa phương này cần phân tích, làm rõ nguyên nhân.

Bên cạnh đó, còn một số tồn tại, hạn chế mà BHXH các địa phương cần phân tích, có giải pháp điều chỉnh như: Việc lựa chọn cơ sở KCB, số lượng cơ sở KCB làm việc chưa hợp lý (có địa phương chỉ mới làm việc với 1-2 cơ sở KCB, trong khi có địa phương lại làm việc đến 100% cơ sở KCB); biên bản làm việc của cơ quan BHXH với cơ sở KCB chưa phân tích được nguyên nhân gia tăng, chưa xác định được số tiền gia tăng cụ thể; ý kiến kiến nghị có nơi còn mang tính hình thức...

“BHXH các địa phương cần thực hiện công tác giám định theo đúng chỉ đạo của BHXH Việt Nam; báo cáo phản ánh kịp thời những vướng mắc trong công tác giám định để kịp thời tháo gỡ. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ việc ký hợp đồng với cơ sở KCB, cung ứng thuốc, vật tư y tế cho KCB BHYT, đảm bảo nguồn chi trong dự toán được giao. Tạo thuận lợi cho cơ sở KCB song hành với đảm bảo quyền lợi người bệnh”, ông Phúc nhấn mạnh.

Bảo đảm quyền lợi cho người bệnh

Tại tỉnh An Giang, theo bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, tổng dự kiến chi khám, chữa bệnh năm 2024 phân bổ cho các đơn vị trên 1.527 tỷ đồng. 9 tháng của năm 2024, toàn tỉnh có trên 3,1 triệu lượt người KCB BHYT. Số tiền đề nghị thanh toán trên 1.322/1.145 tỷ đồng; vượt dự kiến chi 176,76 tỷ đồng (tỷ lệ 15,43%), có 29/30 cơ sở vượt. Nhiều đơn vị có chi phí bình quân tháng sau cao hơn tháng trước và cao hơn mức bình quân chung, làm gia tăng chi phí cả năm khoảng 171 tỷ đồng.

Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, chất lượng KCB; kiểm soát chi, phòng, chống lãng phí, lạm dụng và trục lợi quỹ KCB BHYT, thủ trưởng các cơ sở KCB BHYT đã ký cam kết với giám đốc Sở Y tế và giám đốc BHXH tỉnh thực hiện tốt 6 nội dung chính trong việc sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Kiên quyết ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT tại đơn vị; nâng cao chất lượng KCB BHYT, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, góp phần thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thanh toán và giám định; thực hiện đúng quy trình KCB; chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…) và thăm dò chức năng đúng quy định; kê đơn thuốc, vật tư y tế trong KCB BHYT theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, phù hợp với phạm vi chuyên môn, quyền lợi, mức hưởng của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ BHYT; thanh toán đúng, đủ chi phí KCB BHYT; cam kết kiểm soát chi, chống lãng phí, lạm dụng, trục lợi.

Theo đó, sẽ cải tiến quy trình, thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thanh toán BHYT; cập nhật kịp thời dữ liệu KCB lên Cổng giám định BHYT ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh, kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú. Thực hiện quy trình KCB đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp nhận KCB đúng người, đúng thẻ; tránh trường hợp mượn thẻ người khác đi KCB… Không sử dụng nguồn quỹ KCB BHYT để thanh toán các dịch vụ cận lâm sàng và thăm dò chức năng cho mục đích kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh… Chỉ định cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật khi thật sự cần thiết, hợp lý, an toàn, hiệu quả, đúng quy định. Không sử dụng thuốc, vật tư y tế giá cao khi chưa thật sự cần thiết; có cơ cấu sử dụng hợp lý giữa các nhóm thuốc, vật tư y tế.

Cùng với đó, thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế về quy chế chuyên môn và quy trình kỹ thuật; đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và quyền lợi của người tham gia BHYT. Các đơn vị vượt dự kiến chi phối hợp BHXH làm rõ nguyên nhân vượt. Đồng thời, có giải pháp cụ thể hạn chế việc gia tăng chi phí không thật sự cần thiết, đảm bảo sử dụng hiệu quả dự kiến chi KCB BHYT, tránh lãng phí, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Cam kết kiểm soát sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, tiết kiệm; kiên quyết ngăn chặn lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT tại đơn vị.

Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam Đỗ Hồng Vân thăm nữ công nhân tại dây chuyền sản xuất của Công ty May 10
Xã hội

Nỗ lực tròn vẹn “hai vai”

Thông qua phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động đã có nhiều tấm gương nữ đoàn viên công đoàn điển hình trong thời đại mới. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy, động viên nữ đoàn viên tích cực lao động, cống hiến, góp phần xây dựng các đơn vị, doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Nữ chiến sĩ ĐCB3 và BVDC2.6 lên đường làm nhiệm vụ tại khu vực Abyei, Nam Sudan
Xã hội

Hình mẫu đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam

Cùng với đồng đội của mình, các nữ quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc luôn vượt qua khó khăn, thử thách, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ mà Tổ quốc và quân đội giao phó; xứng đáng là những hình mẫu đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng trao quà cho các cặp đôi tại lễ cưới tập thể do LĐLĐ thành phố Cần Thơ tổ chức
Xã hội

Chung tay xây tổ ấm cho đoàn viên

Mô hình “Lễ cưới tập thể” là một trong những hoạt động do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức nhằm chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động khó khăn, không thể tổ chức lễ cưới riêng theo phong tục, tập quán truyền thống. Qua đó, giúp họ tạo dựng mái ấm gia đình, tiết kiệm tài chính, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang biểu dương cán bộ nữ công công đoàn tiêu biểu
Xã hội

Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các hoạt động, mô hình thiết thực

Tại Hội nghị gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, ngành, Trung ương và biểu dương cán bộ nữ công công đoàn tiêu biểu lần thứ 3 diễn ra mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đặc biệt là Ban Nữ công công đoàn cần tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các hoạt động thiết thực, xây dựng các diễn đàn phù hợp để các nữ lãnh đạo, nữ doanh nhân, nữ công đoàn viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về bình đẳng giới trên các lĩnh vực. Từ đó, gia tăng quyền năng cho lao động nữ và kiến tạo giá trị xã hội cho nữ giới.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024
Xã hội

Nữ trưởng khoa khát khao mang lại giá trị cho cộng đồng

Với khát khao sáng tạo, cống hiến, PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Phương - Trưởng Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) luôn nỗ lực mang lại lợi ích cho cộng đồng, đơn vị, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chị vừa vinh dự là một trong 11 cá nhân xuất sắc nhận Giải thưởng phụ nữ Việt Nam năm 2024.